Trẻ em có trồng răng Implant được không? Lưu ý quan trọng

Trẻ em có trồng răng Implant được không

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể bị mất răng do va đập, chấn thương hoặc nhiều nguyên nhân khác. Việc phục hồi răng cho bé là mối quan tâm chung của nhiều bậc phụ huynh, và không ít cha mẹ thắc mắc liệu trẻ em có trồng răng Implant được không.

Cùng bác sĩ chuyên môn chia sẻ thông tin tại bài viết này!

Các đối tượng nên hạn chế trồng răng implant

Trồng Implant (hay còn được gọi là Cấy ghép Implant) là phương pháp phục hồi răng tiên tiến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng chân răng nhân tạo bằng Titanium tích hợp với xương hàm để thay thế chân răng đã mất, sau đó lắp chụp răng sứ bên trên. Với phương pháp này, tình trạng cần thay thế 1 răng, thay thế 1 vài răng hay trồng răng toàn hàm đều có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, không phải ai mất răng cũng đều có thể trồng răng bằng phương pháp này.

Bên cạnh những trường hợp có thể trồng được implant thì bác sĩ khuyến cáo những đối tượng hạn chế trồng răng implant bao gồm:

  • Mất răng lâu khiến các răng xô lệch

Mất răng lâu ngày khiến các răng bị xô lệch ngoài việc gây khó khăn khi ăn nhai, còn sẽ không đủ chỗ để cấy ghép implant. Lúc này khách hàng cần được niềng răng để đưa các răng xô lệch về đúng vị trí trước khi trồng chân răng implant.

  • Khách hàng không đủ sức khoẻ để trồng răng implant

Khách hàng lớn tuổi sức khoẻ quá yếu để trồng răng hoặc khách hàng đang mắc các bệnh mạn tính như Ung Thư hay bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết thì không thể trồng răng implant.

  • Phụ nữ đang mang thai

Trong quá trình cấy ghép răng implant, bệnh nhân sẽ trải qua việc chụp X-quang, gây tê khi trồng răng, uống thuốc kháng sinh nếu cần giảm đau,… Tất cả những điều này đều có gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai thường sẽ được bác sĩ tư vấn  thực hiện trồng răng implant sau khi sinh xong.

  • Người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá nặng

Thuốc lá và rượu bia có chứa các chất độc hại ảnh hưởng tới quá trình lành thương của xương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, hở vết thương. Trường hợp vẫn muốn cấy ghép implant, những người nghiện rượu và thuốc lá nặng cần phải tối thiểu bỏ thuốc lá/rượu trước và sau khi trồng implant trong tối thiểu hai tháng.

  • Trẻ em dưới 18 tuổi

Với độ tuổi dưới 18, xương hàm sẽ chưa phát triển hoàn thiện, chất lượng xương cũng chưa đủ điều kiện để can thiệp tiểu phẫu vào xương hàm. Nếu tiến hành trồng răng implant khi chưa đủ 18 tuổi sẽ khiến cấu trúc xương hàm bị ảnh hưởng.

Để được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề xoay quanh việc cấy răng implant, bạn nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị và đưa ra lời khuyên cụ thể.

Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu nhất hiện nay. Nhiều câu hỏi được đặt ra là 14 tuổi trồng răng được không? hay 16 tuổi trồng răng được không? 

Bao nhiêu tuổi thì cấy được implant

Tuy nhiên với trẻ em bị mất răng vĩnh viễn, việc trồng răng Implant không được khuyến khích vì xương hàm chưa phát triển hoàn thiện. Theo các chuyên gia nha khoa, độ tuổi phù hợp nhất để trồng răng Implant là từ 18 tuổi trở lên khi xương hàm đã phát triển ổn định. Nếu cấy ghép Implant quá sớm, trụ Implant có thể không phát triển đồng đều với xương hàm, gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng.

Những rủi ro khi trồng răng Implant cho trẻ em

  • Xương hàm chưa phát triển hoàn chỉnh, có thể làm trụ Implant bị xô lệch hoặc không khớp với răng tự nhiên.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng vĩnh viễn do quá trình cấy ghép có thể gây tác động lên nướu và xương hàm.
  • Nguy cơ đào thải trụ Implant cao hơn so với người trưởng thành do xương hàm vẫn tiếp tục thay đổi.

Giải pháp thay thế Implant cho trẻ em

Trồng răng implant tuy là phương pháp hiệu quả và tân tiến nhất hiện nay nhưng không phù hợp đối với đối tượng trẻ bị mất răng vĩnh viễn khi dưới 18 tuổi. Vậy khi đó nên sử dụng phương pháp thay răng nào thì phù hợp?

Đối với độ tuổi dưới 14, hàm giả tháo lắp là phương pháp phù hợp giúp giữ khoảng trống để các răng vĩnh viễn còn lại mọc đúng vị trí.

Đối với độ tuổi từ 14 – 16 tuổi, bác sĩ có thể tư vấn phụ huynh chọn giải pháp sử dụng hàm giữ khoảng để hỗ trợ định hướng phát triển của răng và xương hàm. Phương pháp này vừa đảm bảo giữ nguyên khoảng trống mất răng vừa giúp các răng trên cung hàm không bị xô lệch. Nhưng phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời trong thời gian chờ trẻ đủ tuổi để trồng răng implant.

Hiện nay, hàm giữ khoảng có nhiều loại, bao gồm khí cụ kim loại và máng nhựa. Tùy theo nhu cầu, có thể lựa chọn loại cố định hoặc tháo lắp linh hoạt để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần trong suốt quá trình sử dụng hàm giữ khoảng để kiểm tra theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.

Khi trẻ đến tuổi trưởng thành, đủ điều kiện trồng răng implant thì cần tiến hành sớm để phục hồi các chức năng quan trọng của răng. Và quan trọng là cần chọn địa chỉ trồng răng implant uy tín, chất lượng cao để được trồng răng an toàn, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Kết

Bài viết đã giải đáp thông tin về câu hỏi Trẻ em có trồng răng Implant được không? Trẻ em KHÔNG nên trồng răng Implant quá sớm do xương hàm chưa hoàn thiện. Nếu trẻ bị mất răng sớm, cha mẹ có thể lựa chọn các giải pháp tạm thời để bảo vệ sự phát triển tự nhiên của răng miệng. Khi trẻ đủ tuổi và có điều kiện sức khỏe tốt, Implant sẽ là lựa chọn phục hình răng lâu dài và hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666