Nguyên nhân ê buốt răng và hướng dẫn cách xử lý kịp thời

Nguyên nhân ê buốt răng

Tình trạng ê buốt răng thường xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn, gây cảm giác khó chịu trong đời sống. Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân bên ngoài tác động trực tiếp đến dây thần kinh ở chân răng. Nhiều người gặp phải tình trạng này nhưng không rõ nguyên nhân và chưa biết cách khắc phục hiệu quả. Hãy cùng bác sĩ chuyên môn tại Nha khoa Vân Anh phân tích tại bài viết này!

Nguyên nhân gây ê buốt răng phổ biến

Răng ê buốt là một tình trạng phổ biến liên quan đến sức khỏe răng miệng. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, thậm chí đau buốt khi ăn uống, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm quá cứng, chua, nóng hoặc lạnh, đặc biệt ở vị trí răng hàm.

Mặc dù hiện tượng ê buốt răng hàm, răng nanh hay các răng khác không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…  Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng gồm:

1. Mòn men răng

Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng có thể làm mòn men răng theo thời gian, từ đó răng dễ bị ê buốt. Bên cạnh đó, nếu dùng kem đánh răng có chất tẩy trắng mạnh khiến men răng bị bào mòn.
Sử dụng nước súc miệng chứa axit, cũng như thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, dưa muối, nước ngọt có ga làm tổn hại ngà răng, làm mòn men răng.

Nguyên nhân ê buốt răng hàm

2. Tụt nướu

Viêm nướu hoặc viêm nha chu có thể khiến nướu tụt xuống, làm lộ chân răng và dẫn đến ê buốt.
Chải răng sai cách hoặc sử dụng tăm xỉa răng quá mạnh cũng có thể gây tụt nướu.

Xem thêm: Tự nhiên rụng răng là dấu hiệu bệnh gì?

3. Sâu răng và tổn thương răng

Sâu răng ăn sâu vào lớp ngà, làm lộ tủy răng gây ê buốt.
Bên cạnh đó, răng nứt, mẻ do chấn thương hoặc nghiến răng cũng có thể khiến răng nhạy cảm hơn.

4. Điều trị nha khoa

Việc sử dụng tẩy trắng răng, trám răng, lấy cao răng hoặc bọc răng sứ có thể khiến răng nhạy cảm tạm thời. Bên cạnh đó, nếu trám răng không đúng cách hoặc mão răng sứ bị hở, có thể gây ê buốt kéo dài.

5. Nghiến răng

Thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc căng thẳng làm mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Nếu tình trạng ê buốt kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cách trị ê buốt răng tại nhà

Tùy theo mức độ mà tình trạng ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày khi mắc phải. Ta không nhất thiết phải đến nha sĩ ngay mà có thể tự trị ê buốt tại nhà. Vậy làm thế nào để hết ê buốt răng?

đau răng

Một số cách trị ê buốt răng dân gian có thể áp dụng hiệu quả tại nhà là:

1. Dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm

Sử dụng kem đánh răng chuyên biệt, có thành phần thiên nhiên giúp bảo vệ men răng, giảm kích ứng và ê buốt. Tránh mua các loại kem đánh răng kém chất lượng, chứa những hóa chất độc hại như tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan…

Bên cạnh đó, lưu ý không nên đảnh răng quá mạnh để bảo vệ men răng và nướu. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng có phần lông chải mềm và để bàn chải tạo thành một góc 45 độ với đường nướu rồi thực hiện chải lên xuống nhẹ nhàng, chải răng theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc. Cách chải này giúp men răng được bảo vệ và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Bệnh nào dễ gây rụng răng sớm? Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và giảm ê buốt hiệu quả. Hòa tan 1 thìa cà phê muối vào nước ấm, súc miệng 2–3 lần/ngày.

3. Dùng gel nha đam (lô hội)

Thoa gel nha đam lên vùng răng ê buốt, giữ khoảng 5 phút rồi súc miệng với nước ấm. Nha đam giúp làm dịu cơn đau và bảo vệ nướu răng.

4. Thoa dầu dừa hoặc dầu đinh hương

Nhúng tăm bông vào dầu dừa hoặc dầu đinh hương rồi thoa lên răng ê buốt. Các loại dầu này có tính kháng khuẩn, giúp giảm đau và bảo vệ răng miệng.

5. Uống trà xanh hoặc trà hoa cúc

Trà xanh và trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, giúp giảm ê buốt và làm dịu nướu răng.

6. Hạn chế thực phẩm có tính axit

Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm như nước ngọt, chanh, cam, cà chua… vì chúng có thể làm mòn men răng và tăng cảm giác ê buốt.

7. Chườm đá hoặc túi lạnh

Một cách giảm ê nhức răng ngay lập tức là bọc đá viên vào khăn sạch, chườm lên má gần vùng răng ê buốt khoảng 10–15 phút để giảm đau.

8. Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để giảm đau

Lá ổi, tỏi, hành tây, tinh dầu đinh hương, trà xanh, lô hội… là những thảo dược tự nhiên thường được sử dụng tại nhà để giảm ê buốt răng. Hầu hết các thảo dược này đều có đặc tính kháng khuẩn và giúp giảm viêm nướu hiệu quả.

Cách sử dụng rất đơn giản: bạn có thể giã nhỏ nguyên liệu, dùng bông gòn thấm vào phần răng bị ê buốt hoặc nhai trực tiếp và giữ tại vị trí đau để tăng hiệu quả giảm ê buốt.

Nếu áp dụng các phương pháp trị ê buốt răng trên mà răng vẫn còn ê buốt, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị nha khoa tổng quát phù hợp nhé. Nếu bạn còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì liên quan đến ê buốt răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Đội ngũ y bác sĩ tại Nha khoa Vân Anh sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666