Bệnh nào dễ gây rụng răng sớm? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh nào dễ gây rụng răng sớm

Răng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn, đảm bảo thẩm mỹ gương mặt. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng rụng răng sớm ở người trưởng thành xảy ra ngày càng nhiều dù răng miệng luôn được vệ sinh sạch sẽ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Bệnh nào dễ gây rụng răng sớm?

Rụng răng sớm ở người trưởng thành bắt đầu khi nào?

Thông thường ở người trưởng thành, rụng răng không phải là điều tự nhiên như ở trẻ em mà thường liên quan đến bệnh lý hoặc lão hóa.

Rụng răng do lão hóa xảy ra ở độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Lúc này, mô nướu và xương hàm dần suy yếu, khiến răng lung lay và dễ rụng.

Còn rụng răng do bệnh lý cơ thể làm cho răng rụng sớm có thể xảy ra từ 40 tuổi (đối với bệnh lí răng miệng) hoặc có thể xảy ra sớm hơn 40 tuổi do các bệnh lý toàn thân khác.

Vì vậy, vếu bạn bị rụng răng sớm (dưới 65 tuổi) hoặc thấy răng lung lay bất thường, hãy đến nha khoa sớm để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng rụng răng sớm

Rụng răng sớm ở người trưởng thành có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất đến từ thói quen sinh hoạt không tốt bao gồm:

Chấn thương, tác động lực mạnh lên răng

Răng có thể bị rụng do chấn thương mạnh khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt.

Ngoài ra, thói quen nghiến răng khi ngủ cũng tác động lực làm mòn men răng, gây suy yếu răng và tăng nguy cơ rụng răng sớm.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Khi cơ thể thiếu canxi, vitamin D – hai thành phần quan trọng giúp răng chắc khỏe, răng sẽ yếu dần, dễ bị rụng.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân. Khi ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm có tính axit cao có thể làm hỏng men răng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nha chu.

Xem thêm: Tự nhiên rụng răng là dấu hiệu bệnh gì?

Thói quen chăm sóc răng miệng kém

Những thói quen chăm sóc răng miệng kém ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng gồm:

Đánh răng sai cách: Chải răng quá mạnh hoặc không đúng cách có thể làm tổn thương nướu và men răng.

Không vệ sinh răng miệng đầy đủ: Vi khuẩn tích tụ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu dẫn đến rụng răng.

Không đi khám nha khoa định kỳ: Nếu không kiểm tra răng miệng thường xuyên, các bệnh lý răng miệng có thể tiến triển nặng mà không được điều trị kịp thời.

Thói quen xỉa răng bằng tăm tre:  Khi dùng tăm tre làm khoảng cách giữa các răng lớn dần. Từ đó sẽ làm mất liên kết chặt chẽ ban đầu của hàm, khiến răng suy yếu và dễ gãy rụng.

Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích

Người hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến nướu, tăng nguy cơ viêm nha chu và mất răng.
Bên cạnh đó, các chất kích thích như rượu, bia, ma túy cũng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy yếu mô nướu và xương hàm.

Xem thêm: Rụng răng có mọc lại không?

Nguyên nhân khiến cô chú bị mất răng
Nguyên nhân bị mất răng đến từ thói quen sinh hoạt không tốt

Bệnh nào dễ gây rụng răng sớm?

Rụng răng sớm cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng hoặc bệnh toàn thân, bao gồm:

1. Sâu răng
Mảng bám thức ăn không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công men răng và hình thành lỗ sâu. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

2. Viêm nướu và viêm nha chu
Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu – một trong những nguyên nhân chính gây mất răng. Khi viêm nhiễm kéo dài, mô nướu xung quanh răng trở nên suy yếu, làm răng lung lay và dễ rụng hơn.

3. Men răng yếu
Men răng là lớp bảo vệ quan trọng giúp răng chắc khỏe. Nếu men răng bị tổn thương hoặc bào mòn, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị nứt, gãy khi có tác động từ bên ngoài, dẫn đến nguy cơ rụng răng.

Xem thêm: Người già bao nhiêu tuổi thì rụng răng?

4. Bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường có lượng đường trong nước bọt cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu không kiểm soát tốt và vệ sinh răng miệng kém, nguy cơ mắc bệnh nha chu sẽ cao hơn, dẫn đến rụng răng sớm.

5. Bệnh loãng xương
Loãng xương làm giảm mật độ xương trong cơ thể, bao gồm cả xương ổ răng. Khi xương nâng đỡ răng yếu đi, răng sẽ dễ lung lay và có nguy cơ rụng ngay cả khi ăn nhai bình thường.

Cách khắc phục tình trạng rụng răng sớm

Đối với tình trạng răng rụng sớm, người bệnh có thể khắc phục bằng các biện pháp sau đây

Trồng răng giả để thay thế răng đã mất

Việc thay thế răng bị rụng giúp khôi phục chức năng nhai và ngăn ngừa tiêu xương hàm. Hiện nay, có ba phương pháp phổ biến phục hình răng giả:

  • Cấy ghép Implant: Đây là giải pháp tối ưu và hiện đại nhất hiện nay, giúp thay thế răng đã mất với chân răng nhân tạo bền chắc, ngăn ngừa tiêu xương.
  • Cầu răng sứ: Phù hợp với người mất một hoặc vài răng, yêu cầu mài hai răng bên cạnh làm trụ đỡ.
  • Hàm giả tháo lắp: Lựa chọn tiết kiệm, phù hợp với người cao tuổi hoặc những ai không đủ điều kiện sức khỏe để làm Implant.

Điều trị bệnh lý răng miệng

Nếu rụng răng do các bệnh như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,… thì cần điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến các răng còn lại. Bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn lộ trình phù hợp, chính xác với tình trạng răng miệng.

cơ sở nha khoa uy tín

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Bổ sung canxi và vitamin D để giúp răng và xương chắc khỏe (sữa, phô mai, cá hồi, hạnh nhân,…).
  • Hạn chế đường và thực phẩm có tính axit cao vì chúng dễ gây sâu răng và mài mòn men răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.

Kiểm soát các bệnh lý toàn thân

Nếu rụng răng do tiểu đường, loãng xương hoặc các bệnh lý khác, cần kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bảo vệ hàm răng khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng rụng răng sớm.

Nếu bạn còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì liên quan đến gãy chân răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Đội ngũ y bác sĩ tại Nha khoa Vân Anh sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666