Răng bắc cầu là một trong những phương pháp phục hình răng mất, giúp chức năng nhai của hàm hoạt động tốt và đảm bảo thẩm mỹ nụ cười.
MỤC LỤC
Răng bắc cầu là gì?
Trồng răng bắc cầu là phương pháp phục hình răng mất bằng cách sử dụng răng giả được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, sứ kim loại hoặc toàn sứ. Về cơ bản, răng bắc cầu hoạt động bằng cách sử dụng hai răng bên cạnh vị trí răng mất làm trụ nâng đỡ. Bác sĩ sẽ mài một phần bề mặt của hai răng này để gắn mão sứ, tạo thành một “cây cầu” gồm ba răng liền nhau, trong đó răng sứ ở giữa sẽ thay thế răng đã mất.

Phương pháp này không chỉ che đi khoảng trống trên cung hàm, mà còn giúp duy trì khả năng ăn nhai ổn định.
Làm răng bắc cầu có tốt không?
Ưu điểm của phương pháp trồng răng bắc cầu
- Duy trì tính thẩm mỹ: Giúp khuôn mặt không bị thay đổi do mất răng. Ngoài ra, mão sứ có thể được lựa chọn với màu sắc tương đồng với răng thật, giúp hàm răng trông tự nhiên hơn.
- Cảm biến thức ăn tốt hơn so với hàm giả tháo lắp, giúp bệnh nhân có trải nghiệm ăn nhai thoải mái hơn.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: Thông thường, quá trình trồng răng bắc cầu có thể hoàn tất trong vòng 2 – 3 ngày, giúp bệnh nhân nhanh chóng khôi phục hàm răng đầy đủ và nụ cười tự tin.
- Chi phí thấp hơn so với phương pháp cấy ghép Implant, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Hạn chế của trồng răng bắc cầu
- Khả năng ăn nhai không tối ưu: Chỉ đạt khoảng 70% so với răng thật, và theo thời gian, hiệu quả này có thể giảm sút. Khi trụ cầu không còn đảm bảo, bệnh nhân có thể phải thay thế bằng một cầu răng mới hoặc chuyển sang phương pháp khác.
- Không ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm: Vì phương pháp này chỉ thay thế phần thân răng, không có chân răng, xương hàm tại vị trí mất răng vẫn có thể bị tiêu đi theo thời gian, gây tụt nướu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Mặc dù có những hạn chế, trồng răng bắc cầu vẫn là một lựa chọn phù hợp cho những trường hợp mất răng và mong muốn khôi phục nhanh chóng với mức chi phí hợp lý.
Quy trình làm răng bắc cầu
Cầu răng có cấu trúc gồm tối thiểu 3 răng, trong đó hai răng ở hai đầu khoảng trống đóng vai trò làm trụ nâng đỡ răng giả nằm ở giữa. Quy trình trồng răng bắc cầu bao gồm các bước sau:
Thăm khám và tư vấn
- Đánh giá tình trạng mất răng và các mô mềm xung quanh.
- Chụp X-quang để kiểm tra xương hàm, xương ổ răng.
- Sau khi xác định bệnh nhân phù hợp với phương pháp trồng răng bắc cầu, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về ưu nhược điểm, quy trình thực hiện và những lưu ý quan trọng.
Mài cùi răng
- Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
- Tiến hành gây tê tại chỗ nếu cần, giúp giảm cảm giác ê buốt khi mài răng.
- Sử dụng tay khoan chuyên dụng để mài bớt một phần men răng của hai răng kế cận, tạo trụ vững chắc cho cầu răng.
- Việc mài răng được thực hiện cẩn thận để đảm bảo mão răng có độ bám chắc mà không làm mất quá nhiều mô răng thật.
Lấy dấu răng và thiết kế cầu răng
- Sau khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ lấy dấu răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng, đồng thời so màu răng để chế tác cầu răng có màu sắc tự nhiên nhất.
- Mẫu hàm sau đó được gửi đến labo để các kỹ thuật viên chế tác cầu răng sứ.
- Trong thời gian chờ đợi, bác sĩ có thể gắn mão răng tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp bệnh nhân làm quen với cảm giác sử dụng cầu răng.
Lắp cầu răng
- Khi cầu răng hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành lắp cầu răng lên cùi răng đã mài.
- Sử dụng vật liệu dán chuyên dụng để cố định chắc chắn, tránh bong tróc trong quá trình ăn nhai.
- Điều chỉnh mão răng sao cho khớp cắn tự nhiên, không gây cộm cấn hay khó chịu.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và đặt lịch tái khám để đảm bảo cầu răng hoạt động ổn định.
Trồng răng bắc cầu giúp khôi phục chức năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ và duy trì sự cân đối của cung hàm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau điều trị.
Những câu hỏi thường gặp
Làm răng bắc cầu giá bao nhiêu?
Cầu răng sứ có hai loại là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng sứ kim loại sẽ có mức giá rẻ hơn so với răng toàn sứ. Để tính chi phí làm răng bắc cầu ta còn phụ thuộc vào số lượng răng làm. Trong trường hợp bị mất 1 răng thì chỉ cần dùng 2 – 3 mão răng sứ nên chi phí thấp. Trường hợp mất nhiều răng thì chi phí cao hơn.
Bạn có thể tham khảo mức chi phí răng sứ dưới đây:
- Răng sứ kim loại: 1.000.000 VNĐ/răng
- Răng sứ Titan: 2.000.000 VNĐ/răng
- Răng toàn sứ Emax: 4.000.000 VNĐ/răng
- Răng toàn sứ Zirconia: 6.000.000 VNĐ/răng
- Răng toàn sứ cao cấp HI-Zirconia: 7.000.000 VNĐ/răng
Nên làm răng bắc cầu hay implant?
Với phương pháp trồng răng implant, bác sĩ sẽ cấy 1 chân răng nhân tạo chất liệu titan vào xương hàm, sau đó chụp răng sứ lên trên để tao thành răng hoàn thiện. Chất liệu răng sứ sử dụng trong phương pháp implant cũng tương tự như phương pháp bắc cầu.
Xem thêm: Trồng implant là gì? Ưu điểm của trồng implant mà không phương pháp nào có

Với các tiêu chí đánh giá trên, phương pháp trồng răng implant hiện đang được tin dùng nhiều nhất với những ưu điểm vượt trội hơn.
Ngoài ra, tuy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và lộ trình chăm sóc phù hợp. Hãy liên hệ với Nha khoa Vân Anh để được tư vấn miễn phí và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn nụ cười đẹp, tự tin và khỏe mạnh!
Bắc cầu răng cửa được không?
Răng cửa là những răng quan trọng, nằm ngay ở vị trí “mặt tiền”. Bởi vậy, răng cửa giữ vai trò thẩm mỹ vô cùng quan trọng. Khi bị mất răng cửa, bạn có thể sử dụng phương pháp bắc cầu răng sứ để phục hình răng đã mất.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như xâm lấn đến 2 răng thật kế cận làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Bên cạnh đó, cầu răng sứ cũng không khôi phục được chân răng bị mất. Vì vậy sau một thời gian sử dụng sẽ bị tiêu xương hàm, mô nướu lõm xuống, để lộ khe hở giữa nướu và răng sứ rất mất thẩm mỹ.
Răng bắc cầu bị đau làm thế nào?

Khi làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê và mài bớt lớp men răng bên ngoài để chụp mão răng sứ. Do đó, cảm giác ê buốt có thể xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu và giảm dần sau 3 – 5 ngày tiếp theo. Mức độ ê buốt này còn phụ thuộc vào cơ địa từng người cũng như cách chăm sóc răng miệng sau khi làm răng.