Hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến các dịch vụ như lấy cao răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ khi tìm hiểu về chăm sóc và thẩm mỹ răng miệng. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ tên các loại răng, vị trí cũng như tác dụng của răng cũng là yếu tố để hiểu được tình trạng răng miệng của bản thân.
Một người trưởng thành bình thường có từ 28 – 32 chiếc răng, được chia thành 4 phần cung hàm. Bắt đầu từ phần hàm trên bên phải là cung hàm thứ 1 (I). Các cung hàm còn lại lần lượt đánh số từ 2 đến 4 theo chiều kim đồng hồ (đối với người lớn). Đối với răng sữa, sơ đồ hàm răng cũng tương đương, còn cách đọc răng là chỉ thay đổi các phần cung hàm 1 2 3 4 bởi các số 5 6 7 8.
Sơ đồ răng vĩnh viễn của người trưởng thànhCách đọc tên răng sữa
Cách xác định số thứ tự răng
Để dễ dàng đếm răng trong mỗi phần cung hàm, ta sử dụng 4 răng cửa giữa (2 răng trên, 2 răng dưới) làm cột mốc trung tâm. Trong mỗi cung hàm, răng cửa giữa được đánh số 1, từ đó đếm lần lượt về phía sau để xác định số thứ tự của từng răng.
Ví dụ:
Ở hàm trên, phần hàm trên bên phải là cung hàm thứ nhất (I)
Răng cửa giữa bên phải là răng số 1.
Răng cửa bên phải kế tiếp là răng số 2.
Răng nanh tiếp theo là răng số 3.
Áp dụng tương tự cho hàm trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải để xác định số thứ tự răng trên toàn bộ cung hàm.
Để đọc răng chính xác, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: R + cung hàm (số thường) + thứ tự răng.
Tên các loại răng trong hàm
Bộ răng của con người được chia thành các loại sau:
Răng cửa: Nằm ở phía trước cung hàm, gồm răng cửa giữa và răng cửa bên. Theo cách đếm răng, chúng có số thứ tự 1 và 2 trong mỗi cung hàm, trong đó răng cửa giữa là số 1, răng cửa bên là số 2. Ví dụ, ký hiệu R22 biểu thị răng cửa bên của cung hàm thứ hai.
Răng nanh: Là răng số 3, có vai trò xé thức ăn.
Răng cối nhỏ: Nằm kế răng nanh về phía sau, gồm răng cối nhỏ thứ nhất (số 4) và răng cối nhỏ thứ hai (số 5). Ví dụ, răng 44 là răng cối nhỏ thứ nhất thuộc cung hàm thứ 4.
Răng cối lớn: Chức năng chính là nhai và nghiền nát thức ăn, gồm răng cối lớn thứ nhất (số 6) và răng cối lớn thứ hai (số 7). Ví dụ, ký hiệu R46, R47 lần lượt đại diện cho hai răng cối lớn của cung hàm thứ 4.
Răng khôn: Là răng số 8, mọc muộn nhất, thường xuất hiện trong độ tuổi 17 – 26, đôi khi chậm hơn. Dù thuộc nhóm răng cối lớn, răng khôn không có hình dạng cố định và không đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.
Ở đa số mọi người, răng khôn thường mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Do đó, răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ. Khi cảm thấy đau nhức vùng góc hàm hoặc quan sát thấy một chiếc răng bắt đầu nhú lên ở vị trí trong cùng, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.
Số lượng răng vĩnh viễn ở người trưởng thành là 32 cái. Vậy nên rất nhiều người có thắc mắc “Người có 28 cái răng thì sao?” hay “Người có 36 cái răng thì sao?”
Việc có 28 răng là hoàn toàn bình thường. Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 răng, bao gồm 4 răng khôn, nhưng không phải ai cũng mọc đủ răng khôn. Nhiều người có thể không mọc răng khôn, hoặc đã nhổ bỏ do răng mọc lệch, gây đau nhức hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Hình ảnh răng khôn chèn ép răng hàm
Trong trường hợp có 36 cái răng, theo quan niệm tướng số, đây lại là dấu hiệu của sự may mắn và phú quý, do người xưa có câu: “36 cái răng là tướng triều quan, cự phú”. Tuy nhiên, xét về mặt thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng thì 36 răng sẽ không đáp ứng được. Trong một số trường hợp, răng mọc thừa có thể gây đau nhức, sốt, thậm chí chèn ép dây thần kinh, dẫn đến đau đầu và nhiều vấn đề khác. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến nha khoa thăm khám để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.
Kết
Các kiến thức về răng miệng tuy đơn giản nhưng sẽ rất hữu ích trong việc chăm sóc lâu dài. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần tư vấn về vấn đề gì về chiếc răng khôn của mình hãy liên hệ với Nha khoa Vân Anh ngay nhé!