Nguyên nhân đau răng và cách xử lý dứt điểm

nguyên nhân đau răng

Đau răng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng, xảy ra ở đối tượng tại các độ tuổi khác nhau. Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau răng và cách giảm đau hiệu quả?

Biểu hiện của đau răng có thể bạn chưa rõ

Đau răng là tình trạng ê buốt, nhức nhẹ hoặc đau dữ dội ở bên trong hoặc xung quanh răng. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc xuất hiện theo từng đợt.

Triệu chứng đau răng cần lưu ý:

  • Triệu chứng tại răng miệng: Cảm giác đau ở răng hoặc vùng nướu xung quanh, đau nhói khi chạm vào răng hoặc khi nhai thức ăn.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt, khó chịu khi ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc lạnh.

đau răng

Những nguyên nhân gây đau răng phổ biến

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng, phổ biến nhất là các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, mọc răng khôn, gãy răng và thói quen nghiến răng.

  • Sâu răng – Vi khuẩn tấn công men răng, tạo lỗ sâu, gây đau nhức, đặc biệt khi ăn uống.
  • Viêm tủy răng – Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy, gây viêm nhiễm và đau dữ dội, nhất là về đêm.
  • Viêm nha chu – Bệnh lý liên quan đến nướu và mô nâng đỡ răng, có thể dẫn đến đau, sưng nướu và chảy máu.
  • Mọc răng khôn – Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm có thể gây sưng đau, viêm nhiễm vùng nướu xung quanh.
  • Răng nhạy cảm – Men răng bị mòn hoặc tụt nướu khiến răng dễ ê buốt, đau khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt.
  • Nứt, mẻ răng – Răng bị chấn thương có thể làm lộ tủy, gây đau nhức kéo dài.
  • Áp xe răng – Nhiễm trùng chân răng hình thành túi mủ, gây đau dữ dội kèm theo sốt, sưng mặt.
  • Nghiến răng – Thói quen nghiến răng khi ngủ gây áp lực lớn lên răng, dẫn đến đau nhức và mòn men răng.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm – Gây đau lan tỏa ở hàm, răng, thái dương và tai khi nhai hoặc nói chuyện.

dau-dau-do-mat-rang-toan-ham

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các yếu tố khác như miếng trám hoặc vết hàn bị nứt, bọc sứ hở chân răng, viêm xoang… Nếu tình trạng đau răng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đi khám nha khoa để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Đau răng có nguy hiểm không?

Đau răng kéo dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một số rủi ro có thể gặp phải là:

  1. Lây lan nhiễm trùng: Nếu nguyên nhân là viêm tủy hoặc áp xe răng, vi khuẩn có thể lây lan sang các khu vực khác như xương hàm, nướu, thậm chí vào máu gây nhiễm trùng toàn thân.

  2. Tổn thương mô và xương xung quanh: Viêm nha chu kéo dài có thể làm tiêu xương ổ răng, dẫn đến răng lung lay và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

  3. Đau đớn, ảnh hưởng sinh hoạt: Cơn đau liên tục khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, ngủ nghỉ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

  4. Liên quan đến bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như viêm xoang, tiểu đường, bệnh tim mạch có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau răng hoặc ngược lại, răng miệng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Bạn nên đi khám ngay khi dấu hiệu đau nhức răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày, cường độ đau tăng dần, bị sốt, đau tai… Nhất là với các bệnh nhiễm trùng răng, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các bộ phận khác.

Các cách điều trị đau răng tại nhà 

Cách trị nhức răng tức thời dễ dàng thực hiện tại nhà là:

  1. Súc miệng nước muối: Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng giúp sát khuẩn, giảm đau nhẹ.
  2. Chườm đá lạnh: Bọc đá vào khăn và áp lên vùng má ngoài vị trí đau để giảm sưng và ê buốt.
  3. Dùng tỏi, tinh dầu đinh hương: Tỏi có tính kháng khuẩn, có thể giã nát rồi đắp lên vùng răng đau. Tinh dầu đinh hương cũng có tác dụng giảm đau răng hiệu quả.
  4. Dùng thuốc giảm đau: Có thể uống thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cần lưu ý là các biện pháp tại nhà chỉ giúp giảm đau tạm thời. Nếu đau răng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, cần đi khám nha khoa ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Các cách điều trị đau răng dứt điểm hiệu quả nhất

Tùy vào nguyên nhân gây đau răng, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Dưới đây là một số cách làm hết nhức răng vĩnh viễn:

Điều trị răng đau do sâu răng:

  • Trám răng: Nếu sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu và trám lại bằng vật liệu nha khoa như composite, amalgam…
  • Điều trị tủy: Nếu sâu răng nặng ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ lấy tủy răng bị viêm, làm sạch và trám bít lại.

dau-rang

Chữa đau nhức răng do viêm nha chu, viêm nướu:

  • Cạo vôi răng, làm sạch túi nha chu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Trong trường hợp nặng, có thể cần phẫu thuật nạo túi nha chu hoặc ghép mô nướu.

Đau răng do mọc răng khôn gây đau: Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau, sưng viêm, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ.

Răng bị mẻ, nứt, gãy gây đau:

Đối với tình trạng răng bị gãy ngang, nứt mẻ, bác sĩ tiến hành trám răng, bọc sứ hoặc dán sứ veneer để mang lại hiệu quả tối ưu về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.

Nếu gãy răng không còn chân răng hoặc làm tổn thương chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau đó, bệnh nhân nên tìm giải pháp phục hình răng sớm để đảm bảo chức năng ăn nhai, ngăn ngừa tiêu xương hàm và nhiều biến chứng khác. Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng mất tiên tiến, giúp cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai được nhiều người lựa chọn.

Xem thêm: Cấy ghép Implant tại Bắc Ninh ở đâu tốt?

Đau răng do áp xe răng (nhiễm trùng):

  • Điều trị tủy kết hợp dẫn lưu mủ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

Cách phòng ngừa đau răng hiệu quả

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa tình trạng xuất hiện nguyên nhân đau răng, Nha khoa Vân Anh xin đưa ra những biện pháp phòng tránh có thể thực hiện tại nhà:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt.
  • Tránh đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng gây tổn thương men răng.
  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D (sữa, cá hồi, rau xanh) để giúp răng chắc khỏe.

Loại bỏ thói quen xấu

  • Không dùng răng cắn móng tay, mở nắp chai hay nhai đá.
  • Hạn chế nghiến răng hoặc dùng máng bảo vệ nếu có thói quen này.
  • Bỏ thuốc lá vì nicotine có thể gây viêm nướu, hôi miệng, tăng nguy cơ mất răng.

Điều trị sớm các bệnh lý răng miệng

  • Nếu có dấu hiệu sâu răng, viêm nướu, viêm tủy… cần đến nha khoa để kiểm tra và điều trị sớm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc mẹo dân gian mà không có hướng dẫn từ bác sĩ.

Khám răng định kỳ

  • Định kỳ 6 tháng/lần đến nha khoa để kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng, giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.

Kết

Khi đau răng ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, bạn nên đến các cơ sở, phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhé. Nếu bạn còn băn khoăn đến vấn đề đau răng hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Đội ngũ y bác sĩ tại Nha khoa Vân Anh sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666