Răng miệng còn đóng vai trò lớn trong phát âm và thẩm mỹ gương mặt, làm tôn lên vẻ đẹp cũng như sự tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, nếu bạn mất răng thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả lớn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khoẻ bản thân. Giải pháp cho người bị mất nhiều răng là gì?
Tác hại của việc mất nhiều răng
Suy giảm chức năng ăn nhai
Mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm sẽ khiến khả năng cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn giảm dần. Việc ăn nhai vô cùng khó khăn, thậm chí trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều người. Thức ăn nếu không được nhai xử lý trước khi xuống dạ dày sẽ khó tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày và nhiều bệnh lí khác.
Tiêu xương hàm dẫn đến teo nướu, lão hóa sớm gương mặt
Khi bị mất chân răng, xương hàm sẽ tiêu biến khiến bệnh nhân bị teo hết nướu. Tình trạng teo nướu làm vùng má bị hóp vào, chảy xệ và nhăn nheo. Có thể dễ dàng nhìn thấy những người bị mất răng toàn hàm thường bị móm, khuôn mặt biến dạng và trông già đi nhiều so với những người cùng tuổi.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khi nói cười, nhất là với răng ở vị trí đằng trước như răng cửa, răng nanh. Bên cạnh đó, mất răng còn khiến khuôn mặt bị lệch do lực nhai không đều.
Nguy cơ gây đau đầu, giảm trí nhớ
Mất răng toàn hàm có thể gây giảm trí nhớ? Đúng vậy. Sự chuyển động của răng và cơ hàm sẽ tạo ra các đường truyền cảm giác và tăng lưu lượng của máu đến não bộ. Phần não này có trách nhiệm hình thành và gợi lại những ký ức của bệnh nhân. Do đo, những bệnh nhân bị mất răng sẽ tạo ra ít tín hiệu hơn khiến giảm tỉ lệ chất xám trong não và trí nhớ ngày càng suy giảm.
Gây nên tình trạng tiêu xương toàn hàm
Tiêu xương, hay tiêu xương hàm, là hiện tượng suy giảm cả về mặt độ xương, chiều cao, số lượng và thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng. Nhìn bằng mắt thường, vị trí mất răng bị lõm sâu xuống so với những vùng xung quanh, lâu dần phần xương sẽ bị tiêu biến, gây biến chứng răng miệng.
Xem thêm: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương?
Mất 1 răng có sao không?
Mỗi cái răng của chúng ta đều có nhiệm vị quan trọng. Cho dù ở vị trí nào, chúng đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, giúp cho các động tác cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và cấu trúc khuôn mặt cân đối. Như vậy nếu mất nhiều răng hay mất 1 răng đều gây ra tác dụng không mong muốn và cần can thiệp phục hình nhanh chóng.

Đặc biệt, khi chiếc răng bị mất là răng hàm sẽ khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây ra áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm,… Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Mất nhiều răng có trồng được không?
Câu trả lời là Có. Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng giả được áp dụng phổ biến trong trường hợp mất nhiều răng bao gồm: hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ và trồng răng implant.
Cả 3 phương pháp này đều giải quyết được câu hỏi Mất răng lâu năm có trồng được không? Song mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng.
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp bao gồm nền hoặc khung hàm làm bằng kim loại hoặc nhựa, trên đó có gắn các răng ở vị trí đã mất. Hàm răng này sẽ được giữ bằng cách dùng móc sắt móc vào các răng bên cạnh răng mất. Phương pháp này có thể áp dụng với hàm mất ít răng hoặc toàn hàm.

- Ưu điểm
Dễ tháo lắp
Chi phí thấp
Có thể sử dụng trong trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc toàn hàm
- Nhược điểm
Sức nhai bị ảnh hưởng, chỉ khôi phục được 50-60% chức năng ăn nhai. Sau một khoảng thời gian sử dụng, hàm giả không còn khít sát nên dễ rơi ra ngoài.
Hàm tháo lắp vướng víu, dễ tuột, dễ bị rơi ra khi ăn các thực phẩm cứng và dai
Khung sắt dễ lộ khi giao tiếp, bất tiện khi phải tháo ra, lắp vào vệ sinh
Làm hỏng các răng bên cạnh
Tuổi thọ ngắn chỉ từ 3-5 năm
Không có khả năng ngăn ngừa tiêu xương
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp mất nhiều răng ở vị trí liền nhau. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng thật bên cạnh các vị trí mất để làm trụ nâng đỡ cho cầu răng. Nếu bạn mất 1 răng sẽ cần làm cầu 3 răng, mất 2 răng làm cầu 4 răng…..

Cầu răng sứ không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, tụt nướu. Do vậy, khi cắm răng giả bằng phương pháp này, lâu dần giữa cầu răng giả với nướu sẽ xuất hiện kẽ hở, bị giắt thức ăn gây hôi miệng
- Ưu điểm
Độ thẩm mỹ cao
Đảm bảo an toàn
- Nhược điểm
Phải mài nhỏ, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do chỉ khắc phục được vùng chân răng
Tuổi thọ từ 5-7 năm
Chi phí tương đối cao
Trồng răng implant
Với phương pháp trồng răng implant, bác sĩ sẽ cấy chân răng nhân tạo chất liệu titan vào xương hàm, sau đó chụp răng sứ lên trên. Đây là phương pháp được các chuyên gia đánh giá là tối ưu nhất hiện nay, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, ngăn chặn tiêu xương hàm.
Với hàm bị mất nhiều răng, bác sĩ sẽ đặt 4 – 6 trụ implant (tùy vào từng tình trạng xương) vào trong xương hàm. Trụ implant được cấy vào những vùng xương hàm tốt, sau đó gắn 1 hàm răng sứ từ 12 -1 4 răng phục hình lên trên. Các trụ implant sẽ nâng đỡ và giữ cố định hàm răng, giúp khôi phục chức năng ăn nhai y như răng thật.

- Ưu điểm
Phục hồi chắc năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật
Chất liệu an toàn, thân thiện với cơ thể
Ngăn chặn tình trạng tiêu xương mà 2 phương pháp trên không làm được
Tuổi thọ cao, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc
Áp dụng với trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hay toàn hàm
Hạn chế tối đa các bệnh về răng miệng, không gây hôi miệng
- Nhược điểm
Chi phí cao
Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, cơ sở vật chất tốt mà không phải nha khoa nào cũng đáp ứng được
Thời gian có răng thường dài hơn 2 phương pháp trên vì cần đợi chân răng tích hợp với xương
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp trồng răng implant qua bài viết: Quy trình trồng răng implant phục hình mất nhiều răng
Bạn đã hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc mất nhiều răng qua bài viết này. Vậy nếu bạn còn gì thắc mắc, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn MIỄN PHI bởi đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cảm ơn các quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Nha Khoa Vân Anh.
Hotline: 0838.300.666
Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần
Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamnhakhoavananh
Youtube: https://www.youtube.com/channel/nhakhoavananh
Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/nrnkva
Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7