Nhiều bạn bị mất răng hàm và băn khoăn: Mất răng hàm có sao không? Bài viết hôm nay hãy cùng bác sĩ Nguyễn Văn Khương – Trưởng khoa Phục Hình, Tiểu Phẫu của hệ thống Nha khoa Vân Anh sẽ chia sẻ cho các bạn những tác hại nguy hiểm của việc mất răng hàm. Đó đều là những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu không may bị mất các răng hàm! Vì chúng tôi sẽ đưa ra cách khắc phục luôn bên dưới cho các bạn.
MỤC LỤC
Mất răng hàm có sao không?
Trước câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi đến nha khoa Vân Anh: Mất răng hàm có sao không? Bác sĩ Nguyễn Văn Khương tới từ khoa phục hình tiểu phẫu trực thuộc nha khoa vân anh đã khẳng định là CÓ! Tất cả các trường hợp như: mất răng số 7 hàm dưới, mất răng số 6 lâu năm… Dù ít hay nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nếu bạn đang mất răng hàm, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ tại đây
Răng hàm là gì?
Răng hàm hay còn gọi là răng số 6 và răng số 7. Các răng này nằm ở vị trí trong cùng của mỗi hàm. Do có kích thước lớn, nên răng hàm có vai trò rất quan trọng trong việc nhai và nghiền nhỏ thức ăn.
Ngoài ra, răng hàm còn có chức năng nâng đỡ cho môi má không bị hóp và duy trì sự ổn định của khớp cắn.
Vậy hậu quả của mất răng số 6 sớm, mất răng số 7 sớm là gì?
Mất răng hàm dưới hay răng hàm phía trên đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe cả bạn. Cụ thể mất răng hàm có thể gây ra các biến chứng, hậu quả sau:
– Gây suy giảm chức năng ăn nhai
Tác hại hay hậu quả đầu tiên và cũng là ảnh hưởng nhiều nhất tới các bạn đó chính là gây suy giảm chức năng ăn nhai.
Thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Đặc biệt là với các cô, các bác lớn tuổi, hệ tiêu hoá đã bị lão hoá rồi; thì việc ăn uống không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, cơ thể suy kiệt và sức khoẻ sẽ dần dần yếu đi.
Ngoài ra, việc không nhai kỹ thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt là bệnh viêm loét dạ dày.
– Gây tiêu xương hàm
Tác hại thứ 2 là gây tiêu xương hàm và hóp má.
Khi không còn răng để ăn nhai, sẽ không có lực để tác động và kích thích cho xương hàm phát triển. Sau một thời gian, phần xương hàm tiêu biến, khiến nhiều răng lung lay và có thể dẫn tới mất răng toàn hàm.
>>> Bạn có thể xem chi tiết bài viết này để hiểu hơn về tiêu xương hàm: Tiêu xương hàm và hậu quả nghiêm trọng
– Mất răng hàm khiến má hóp
Lâu dài vấn đề tiêu xương hàm khiến cho vùng má bị hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ, dẫn đến khuôn mặt già trước tuổi. Có thể dễ dàng nhìn thấy những người bị mất răng hàm thường bị hô do 2 má hóp lại. Trong khi người bị móm do mất răng cửa, mặt trông già đi rất nhiều so với những người cùng tuổi.
– Gây xô lệch các răng xung quanh
Tác hại thứ 3 là mất răng hàm gây xô lệch các răng xung quanh. Khi một chiếc răng bị nhổ bỏ, dưới tác động của quá trình ăn nhai, các răng xung quanh sẽ có xu hướng như: nghiêng về phía răng mất, răng đối diện bị chồi cao lâu ngày sẽ dẫn đến mất chức năng ăn nhai của cả 1 bên hàm.
Ngoài ra, nếu bạn chỉ ăn nhai 1 bên sẽ làm cho hàm răng phía bên đó phải làm việc quá mức. Các răng dễ bị sứt mẻ, hoặc mắc thức ăn giữa các kẽ răng.
Vậy là bạn đã biết mất răng hàm có sao không rồi đúng nào? Liệu có giải pháp nào cho tình trạng này hay không?
2 Giải pháp tối ưu cho người mất răng hàm
Có rất nhiều khách hàng của nha khoa Vân Anh khi bị mất răng hàm đã chủ quan không đi trồng ngay. Và đến khi răng của họ có biến chứng hoặc không thể ăn nhai được mới đến gặp bác sĩ để thăm khám.
=> Lúc này, việc trồng lại răng sẽ tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục những hậu quả do mất răng gây ra rồi mới trồng lại được.
Hiện nay có 2 phương án trồng lại răng mất cố định đó chính là trồng răng implant và làm cầu răng.
Phương pháp làm cầu răng số 6 và số 7
Với phương pháp làm cầu răng, bác sĩ sẽ mài đi lớp men của 2 răng bên cạnh tạo thành 2 trụ cầu. Sau đó sẽ làm cầu răng sứ, răng mất sẽ được gắn cố định vào 2 răng xung quanh.
Ưu điểm của làm cầu răng:
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 2 buổi đi làm cầu răng.
Buổi thứ 1: thiết kế trụ cầu và lấy dấu răng.
Buổi thứ 2: đến lắp là hoàn tất. cả quá trình 2 buổi diễn ra trong vòng từ 3 – 5 ngày.
– Chi phí thực hiện thấp hơn trồng răng implant: có nhiều mức giá cho bạn lựa chọn phụ thuộc vào chất liệu làm răng sứ.
– Nếu khách hàng không đủ sức khoẻ để trồng răng implant thì cầu răng cũng là lựa chọn tuyệt vời cho kết quả ăn nhai tốt.
Tuy nhiên cầu răng lại có rất nhiều nhược điểm như :
– Phương pháp làm cầu răng đó chính là phải mài đi men răng của khách hàng. Việc mài đi men răng chắc chắn sẽ làm cho răng bị yếu đi, dẫn đến tuổi thọ của răng bị ảnh hưởng.
– Tuổi thọ của cầu răng phụ thuộc vào độ chắc của 2 răng trụ cầu. Việc 2 răng trụ cầu phải chịu lực ăn nhai của 3 răng thường làm cho độ bền của cầu răng bị giảm đi theo thời gian.
=> Cầu răng là phương án trồng răng truyền thống đã có từ rất lâu đời, dù có nhiều nhược điểm nhưng hiện vẫn đang được sử dụng.
Phương pháp trồng răng Implant cho răng số 6 và số 7
Ngày nay, phương pháp trồng răng implant ra đời đã khắc phục hoàn toàn được các nhược điểm của cầu răng trước đó.Cụ thể là khi bị mất răng, bác sĩ sẽ thay thế chân răng đã nhổ bỏ bằng chân răng nhân tạo implant. Sau đó sẽ tiến hành lắp răng sứ ở bên trên.
Răng implant được làm bằng titanium là một loại vật liệu vô cùng cứng chắc. Bên ngoài implant được phủ 1 lớp sinh học giúp cho chân răng implant như một phần của cơ thể. Đồng thời lớp sinh học này giúp trụ liên kết được với xương hàm, nên không hề có hiện tượng đào thải chân răng implant.
Răng implant có rất nhiều ưu điểm cụ thể như:
– Khả năng phục hồi lại chức năng ăn nhai tốt như răng thật đến 95% – 99%.
– Trồng răng implant còn mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu cho khách hàng. Răng implant có chân răng là thân răng mô phỏng cấu trúc giống như răng thật.
– Chân răng vững trãi giúp bạn nghiền thức ăn tốt hơn. Răng sứ bên trên có độ thẩm mỹ cao giúp bạn tự tin khi giao tiếp.
– Khi trồng răng implant, khách hàng mất răng nào chỉ cần trồng lại răng đó, không phải mài nhỏ các răng xung quanh. Không phải làm 1 thành 3, giúp cho bạn bảo vệ được men răng của 2 răng bên cạnh.
– Không mài nhỏ răng, thì tuổi thọ của các răng đó sẽ được đảm bảo, giúp bạn ăn nhai tốt hơn.
– Do có chân răng chắc chắn nên tuổi thọ của răng implant là rất cao. Độ bền trung bình của răng implant thường kéo dài từ 20 – 30 năm. Nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách thì tuổi thọ của răng implant là vĩnh viễn.
Vậy nên nếu như các bạn đang có răng phải nhổ cần trồng lại, thì nên đến bác sĩ thăm khám để trồng lại càng sớm càng tốt. Việc trồng răng sớm sau khi nhổ sẽ giúp chúng ta nhanh có răng để ăn nhai, tránh được các biến chứng có thể gặp phải như xô răng hay tiêu xương hàm. Đồng thời, trồng răng càng sớm càng tiết kiệm được nhiều thời gian và các chi phí phát sinh khi đi trồng răng.
Tìm hiểu thêm về các phương pháp trồng răng Implant>>>
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi của bạn: mất răng hàm có sao không? Cũng như cách khắc phục cho bạn khi bị mất răng hàm. Nếu các bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc gì, các bạn có thể để lại comment bên dưới hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi, các bác sĩ của nha khoa Vân Anh sẽ trả lời các bạn sớm nhất!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đặt lịch tư vấn với Chuyên gia hơn 12 năm kinh nghiệm trồng răng Implant