Bị lệch khớp cắn phải làm sao? Khi nào chữa thì kịp thời?

Nha khoa Vân Anh sẽ giải đáp thắc mắc về dấu hiệu nhận biết của tình trạng lệch khớp cắn, những ảnh hưởng về sức khỏe và giải pháp chữa trị hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

Lệch khớp cắn là gì?

Khớp cắn cho thấy mối liên hệ giữa vị trí của hàm trên với hàm dưới; bao gồm cả phần răng và nướu. Cấu tạo khớp cắn cân đối sẽ giúp đóng kín khoảng hở của miệng; đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai diễn ra thuận lợi hơn.

lech-khop-can

Lệch khớp cắn là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến. Lệch khớp cắn là tình trạng sai lệch giữa hai hàm răng khi cắn lại, khiến răng không thể khớp nhau một cách tự nhiên.

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây khó khăn trong ăn nhai và có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng.

Các dạng lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

  • Khớp cắn ngược (hay khớp cắn móm – underbite): Hàm dưới đưa ra trước quá mức so với hàm trên.
  • Khớp cắn sâu (deep bite): Răng cửa hàm trên che phủ quá nhiều răng cửa hàm dưới khi cắn lại
  • Khớp cắn chéo (crossbite): Răng trên và răng dưới không thẳng hàng, có thể bị lệch sang một bên.
  • Khớp cắn hở (open bite): Hai hàm không chạm nhau khi khép miệng, tạo khoảng trống giữa răng trên và răng dưới.

các dạng lệch khớp cắn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Di truyền: Nếu bố mẹ có khớp cắn lệch, con cái có thể thừa hưởng đặc điểm này.
  • Thói quen xấu từ nhỏ: Ngậm ti giả, mút tay, đẩy lưỡi hoặc thở miệng có thể làm răng mọc sai lệch.
  • Mọc răng không đúng vị trí: Răng mọc lệch, chen chúc hoặc mất răng sớm gây sai lệch khớp cắn.
  • Chấn thương hoặc tai nạn: Gây lệch cấu trúc hàm, ảnh hưởng đến khớp cắn.
  • Bệnh lý răng miệng: Viêm nha chu, sâu răng hoặc mất răng lâu ngày có thể làm thay đổi khớp cắn.

Những ảnh hưởng của lệch khớp cắn

Ảnh hưởng đầu tiên của tình trạng này chính là về mặt thẩm mỹ: phần cằm trông nhỏ lại; định hình khuôn mặt cũng trông ngắn hơn. Những ảnh hưởng này dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp và chụp ảnh.

Bên cạnh đó, phần cơ ở hàm sẽ chịu áp lực lớn khi hoạt động; tạo nên những cơn đau đầu. Vị trí răng ở cả hai hàm không khớp với nhau làm việc nhai thực phẩm diễn ra không kỹ lưỡng; hệ tiêu hóa sẽ có hiệu quả thấp. Hoạt động giao tiếp cũng có phát âm không chính xác.

Chưa hết, răng còn bị bào mòn nhanh chóng, dẫn đến lớp men răng trở nên mỏng hơn. Điều này trở thành nguy cơ của các bệnh như sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu, v..v..

Lệch khớp cắn phải làm sao? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Việc khắc phục lệch khớp cắn cần được thực hiện sớm để tránh biến chứng. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

Niềng răng chỉnh nha

  • Đối tượng phù hợp: Người bị lệch khớp cắn do răng mọc sai vị trí.
  • Phương pháp: Dùng mắc cài kim loại, sứ hoặc niềng răng trong suốt để đưa răng về đúng vị trí.
  • Thời gian điều trị: Khoảng 12 – 36 tháng, tùy mức độ lệch lạc.

Xem thêm: So sánh niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt

lệch khớp cắn có niềng được không
Niềng răng mắc cài giúp cải thiện tình trạng khớp cắn lệch

Phẫu thuật chỉnh hàm

  • Đối tượng phù hợp: Người bị lệch khớp cắn do xương hàm phát triển không cân đối.
  • Phương pháp: Cắt và điều chỉnh xương hàm trên hoặc dưới để tái lập khớp cắn chuẩn.
  • Thời gian hồi phục: Khoảng 6 – 8 tuần.

khớp cắn lệch phải làm sao

Bọc răng sứ

  • Đối tượng phù hợp: Trường hợp lệch khớp cắn nhẹ.
  • Phương pháp: Mài chỉnh răng và bọc răng sứ để cải thiện khớp cắn và thẩm mỹ.
  • Thời gian thực hiện: Khoảng 2 – 3 ngày.
lệch khớp cắn
Mài răng bọc sứ có thể điều chỉnh khớp cắn lệch ở mực độ nhẹ

Xem thêm: Bọc răng sứ là gì? 

Sử dụng khí cụ hỗ trợ

  • Đối tượng phù hợp: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển xương hàm.
  • Phương pháp: Dùng khí cụ chỉnh nha như Facemask hoặc Twin Block để định hướng sự phát triển của hàm.
khí cụ Facemask
Khí cụ Facemask hay còn gọi là mặt nạ chỉnh nha

Khi nào chữa lệch khớp cắn thì kịp thời?

Bạn có thể điều trị lệch khớp cắn kịp thời nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Răng mọc lệch, không đều từ nhỏ.
  • Khó khăn trong việc nhai, phát âm hoặc đau hàm.
  • Có dấu hiệu mỏi hàm, đau thái dương hoặc lệch mặt.
  • Xuất hiện tình trạng răng hô, móm hoặc cắn chéo.

Tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Điều trị sớm sẽ giúp quá trình chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cách phòng ngừa lệch khớp cắn

Ngắn ngừa lệch khớp cắn bằng cách hạn chế các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, cắn bút,…. Bên cạnh đó, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm nếu có dấu hiệu sai lệch khớp cắn. Đồng thời giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh các bệnh lý làm ảnh hưởng đến khớp cắn.

Xem thêm: Niềng răng trẻ em có tốt không?

Kết luận

Nếu bạn đang gặp tình trạng lệch khớp cắn, băn khoăn không biết lệch khớp cắn phải làm sao thì đừng chần chừ mà hãy đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị sớm sẽ giúp bạn có hàm răng khỏe đẹp, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt hơn!

Hoặc nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ với Nha Khoa Vân Anh để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cảm ơn các quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Nha Khoa Vân Anh.

Hotline:  0838.300.666

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamnhakhoavananh 

Youtube: https://www.youtube.com/channel/nhakhoavananh

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/nrnkva

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666