Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?

Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc thực hiện trồng răng implant có thể tiềm ẩn một số rủi ro. Vậy bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không? Cần điều kiện gì? Cùng Nha khoa Vân Anh phân tích tại bài viết này!

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới trồng răng implant

Trồng Implant (hay còn được gọi là Cấy ghép Implant) là phương pháp phục hồi răng tiên tiến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng chân răng nhân tạo bằng Titanium đặt vào vị trí răng đã mất. Chân răng implant sẽ tích hợp với xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau đó bác sĩ sẽ lắp chụp răng sứ bên trên để hoàn thiện răng hoàn chỉnh.

Xem thêm: Trồng răng Implant mất bao nhiêu thời gian?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cấy ghép Implant. Rủi ro khi cấy ghép Implant ở người tiểu đường chủ yếu do khả năng lành thương kém, nguy cơ nhiễm trùng caotiêu xương nhanh.

  1. Chậm lành thương: Tiểu đường làm suy giảm lưu thông máu, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo mô sau phẫu thuật, khiến vết thương lâu lành hơn bình thường.
  2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Hệ miễn dịch suy yếu khiến vi khuẩn dễ tấn công vùng cấy ghép, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm quanh trụ Implant và dẫn đến đào thải trụ Implant. Hoặc gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…
  3. Tiêu xương nhanh: Người tiểu đường có nguy cơ mất xương hàm cao hơn, có thể ảnh hưởng đến độ bền của Implant theo thời gian.
  4. Kết quả cấy ghép có thể kém ổn định: Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, quá trình tích hợp xương của trụ Implant có thể bị ảnh hưởng, làm giảm tỷ lệ thành công.
Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không
Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cấy ghép Implant

Người bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?

Trong điều kiện cần thiết, người bị bệnh tiểu đường CÓ THỂ trồng răng implant, do bệnh tiểu đường không nằm trong danh sách cấm chỉ định trồng răng implant. Nhưng người bệnh cần kiểm soát đường huyết tốt dưới chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu đường huyết không ổn định, nguy cơ biến chứng sau cấy Implant sẽ cao hơn, như nhiễm trùng hoặc chậm lành thương.

Để kiểm tra tình trạng răng của bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang, CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng. Kết hợp các xét nghiệm để đánh giá mực độ của bệnh tiểu đường tại thời điểm cấy ghép.Theo nghiên cứu, người mắc tiểu đường tuýp 2 có thể cấy Implant thành công nếu kiểm soát đường huyết tốt, chỉ số HbA1c dưới 7%.

Trong trường hợp không thể cắm Implant, người bệnh có thể tham khảo phương pháp phục hình răng bị mất bằng răng giả tháo lắp. Đây là phương pháp truyền thống và không cần phẫu thuật, đảm bảo sức khỏe ổn định cho bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm: Quy trình thực hiện răng giả tháo lắp

Điều kiện để bệnh nhân tiểu đường cấy Implant an toàn

  • Kiểm soát đường huyết: Giữ tâm lý ổn định, thoải mái. Chỉ số HbA1c dưới 7% và đường huyết lúc đói < 180 mg/dL sẽ đáp ứng điều kiện để trồng implant.
  • Có sức khỏe tổng thể tốt: Không mắc các bệnh lý nhiễm trùng, tim mạch nghiêm trọng.
  • Chọn nha khoa uy tín: Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tư vấn lộ trình điều trị phù hợp. Xem ngay tiêu chí lựa chọn nha khoa trồng răng implant uy tín, đảm bảo tại ĐÂY.

Lưu ý sau khi cấy Implant cho người tiểu đường

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Ăn uống lành mạnh để hỗ trợ quá trình lành thương.
  • Tái khám đúng lịch để kiểm tra tình trạng Implant và sức khỏe răng miệng.

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ tư vấn – Bệnh cao huyết áp trồng răng implant được không?

Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể cấy ghép Implant nếu kiểm soát tốt đường huyết. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666