Niềng răng có đau không? 5 cách giảm đau hữu hiệu

 

Niềng răng có đau không?” là băn khoăn của rất nhiều người trước khi quyết định chỉnh nha khi nghe nói niềng răng gây nên cảm giác đau nhức kéo dài. Tâm lí sợ đau là điều rất dễ hiểu và cũng là tâm lí chung của tất cả mọi người. Tuy nhiên, niềng răng có đáng sợ như bạn nghĩ?

Bài viết dưới đây của chúng tôi giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này dưới sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ Vũ Vân Anh – Trưởng khoa nắn chỉnh răng tại Nha khoa Vân Anh.

1. Niềng răng có đau không? 

Trước khi trả lời câu hỏi niềng răng có đau không thì chúng tôi muốn bạn hiểu khái quát việc niềng răng là gì?

 Về cơ bản, niềng răng là sự tác động lực kéo trên răng thông qua các khí cụ niềng răng như: mắc cài, dây cung, chun, minivis, lò xò,…. để giúp răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn.  

Để giúp các bạn không mất thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết

Tất tần tật những điều cần biết về niềng răng, hãy tham khảo nhé!

Vậy “Niềng răng có đau không? Và niềng răng đau cỡ nào?”

Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên không phải là cảm giác đau nhức quá nhiều như các bạn lo lắng. Có chăng thì đó chỉ là cảm giác ê ẩm khó chịu xuất hiện trong vòng 1-2 tuần đầu sau khi niềng răng.

Tay nghề bác sĩ là yếu tố quyết định bạn niềng răng có đau không

Tay nghề bác sĩ là yếu tố quyết định bạn niềng răng có đau không   Bên cạnh đó, việc niềng răng có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và chuyên môn của bác sĩ. Nếu bác sĩ điều trị có kinh nghiệm lâu năm sẽ dễ dàng tính toán được các lực tác động lên răng 1 cách phù hợp sao cho nhẹ nhàng và êm ái nhất cho bệnh nhân, giảm bớt khó chịu 1 cách tối đa.

2. Tại sao xuất hiện cảm giác đau nhức khi niềng?

Cảm giác đau nhức khi niềng xuất hiện bởi 3 lí do chính dưới đây và bạn có thể yên tâm rằng chúng hoàn toàn không gây bất cứ nguy hiểm gì tới hàm răng của bạn.

2.1 Hệ thống mắc cài, dây cung tác động lực lên răng

Khi hệ thống mắc cài và dây cung được gắn lên răng của bạn, chúng sẽ tác dụng 1 lực đàn hồi nhằm di chuyển các răng. Tuy nhiên, lúc đó cơ thể bạn chưa kịp “thích nghi” nên bạn sẽ cảm giác răng của mình ê ẩm, khó nhai và hơi lung lay,  đó là điều hoàn toàn bình thường, sẽ hết dần trong khoảng 1-2 tuần. 

Hiện tượng đau nhức khi niềng răng phần lớn là do tác động lực của mắc cài

Hiện tượng đau nhức khi niềng răng phần lớn là do tác động lực của mắc cài

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì các bác sĩ đã có tính toán về lực di chuyển răng ngay từ đầu sao cho phù hợp nhất và bớt cảm giác khó chịu nhất cho bệnh nhân

2.2. Gây xước các vùng môi, má, trong miệng

Khi có vật lạ trong miệng (mắc cài, dây cung) thì mô mềm môi, má, lưỡi cũng chưa kịp “quen” ngay từ đầu. Nên có thể bị cọ vào mắc cài, dây cung gây xước niêm mạc, nhiệt miệng. Vấn đề này thì cực kỳ dễ giải quyết.

Mắc cài và dây cung khi bạn chưa quen sẽ gây ra hiện tượng xước vùng môi má, nhiệt miệng,...

Mắc cài và dây cung khi bạn chưa quen sẽ gây ra hiện tượng xước vùng môi má, nhiệt miệng,…

 

Tại Nha Khoa Vân Anh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng sáp chỉnh nha chuyên dụng. Sáp chỉnh nha sẽ giúp hạn chế tối đa việc niêm mạc bị cọ sát vào hệ thống mắc cài, dây cung gây khó chịu.

2.3 Đau nhức trong quá trình ăn nhai

Khi niềng răng thì việc ăn uống cũng sẽ bị vướng víu hơn lúc đầu. Bạn cảm giác ăn nhai khó hơn, không nhai được, “nhai mà như không phải răng của mình”. Điều đó là tất nhiên. Nhưng cơ thể người có một sự thích nghi kỳ diệu, bản thân nó sẽ làm quen được hết với những vướng víu đó chỉ sau chưa đến 1 tháng.

Cho nên điều này các bạn cũng không phải quá lo lắng bận tâm nhé.

Để giảm thiểu vấn đề đau nhức trong quá trình ăn nhai và vệ sinh, bạn cũng nên biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách sau gắn mắc cài nhé!

3. 5 giai đoạn răng sẽ đau nhức trong khi niềng

Vậy là bạn đã biết niềng răng có đau không đúng không nào? Và bạn có đang băn khoăn niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Cảm giác khi mới niềng răng sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

3.1 Giai đoạn tách kẽ răng

Niềng răng đau nhất là giai đoạn gắn thun, tách kẽ răng. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài cho răng. Thun tách kẽ dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở của hai răng nhằm tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.

Có nhiều cách để tách kẽ răng nhưng tách kẽ bằng thun và bằng kim loại là phổ biến nhất. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe trống sẽ tạo để bác sĩ gắn khâu vào răng cối.

Gắn thun, tách kẽ răng là giai đoạn răng bạn sẽ đau nhất nhưng sẽ hết trong vòng 7 ngày đầu tiên

Gắn thun, tách kẽ răng là giai đoạn răng bạn sẽ đau nhất nhưng sẽ hết trong vòng 7 ngày đầu tiên

– Những dấu hiệu khi mới niềng răng

Cảm giác khi mới niềng răng sẽ như thế nào? Sau khi đặt thun để tách kẽ răng, bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê, cộm, khó chịu. Hoặc bạn sẽ cảm thấy hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Nhưng sau đó vài ngày, cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng.

3.2 Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung, các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai hoặc giao tiếp…

Nguyên nhân gây đau nhức ở giai đoạn này là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau khi gắn mắc cài. Những ngày đầu, do chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ cảm thấy đau, ê âm ỉ. Nhưng chỉ sau vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, khi răng đã thật sự làm quen với mắc cài dây cung thì bạn cũng không cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai cũng thoải mái hơn.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề cảm thấy đau nhức.

3.3 Giai đoạn nhổ răng tạo khoảng khi niềng răng

Hầu hết những ca chỉnh nha đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho việc di răng về đúng vị trí trên cung hàm. Nhổ răng khôn hoặc các răng mọc ngầm để đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong giai đoạn nhổ răng, gắn khâu cũng sẽ xuất hiện một số “cơn đau” khác. Đặc biệt là khi nhổ răng, khiến bạn có tâm lý lo lắng, sợ hãi… Tuy nhiên, khi nhổ răng bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để làm giảm cơn đau xuống mức tối thiểu nên đừng quá lo lắng, hồi hộp mà hãy thả lỏng tâm trạng của mình.

Tùy tình trạng răng như răng khỏe mạnh hoặc bị các vấn đề như sâu, viêm tủy… thời gian nhổ răng và cảm giác đau cũng sẽ khác nhau.

Tùy vào từng trường hợp răng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có nhổ răng hay không?

Tùy vào từng trường hợp răng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có nhổ răng hay không?

Việc nhổ răng có thể sẽ gây sưng hoặc đau tại vị trí nhổ từ 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa của từng người.

3.4 Giai đoạn điều trị tổng quát

Đây là giai đoạn quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh, chuẩn bị quá trình đeo niềng và gắn mắc cài.

Tùy tình trạng và bệnh lý của khách hàng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tổng quát khác nhau như: trị viêm nướu, nạo túi, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng, mài cùi lấy dấu hay chữa tủy…

Điều trị tổng quát trong quá trình niềng răng tương đối nhẹ nhàng nên bạn không cần lo lắng quá nhiều

Điều trị tổng quát trong quá trình niềng răng tương đối nhẹ nhàng nên bạn không cần lo lắng quá nhiều

Sau khi tiến hành điều trị răng miệng, khách hàng thường có cảm giác ê răng, đau nhức, chảy máu, … Đây là biểu hiện thường gặp và phổ biến. Theo Bác sĩ thì tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên bạn không cần phải quá lo lắng.

3.5 Giai đoạn siết răng định kỳ

Sau khi đeo mắc cài, mỗi tháng bạn cần đến nha khoa tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng di chuyển của răng và siết răng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực.

Quá trình siết răng cũng sẽ gây khó chịu nhất định cho bạn

Quá trình siết răng cũng sẽ gây khó chịu nhất định cho bạn

Việc điều chỉnh lực kéo sẽ gây ra cảm giác đau. Nếu cơn đau kéo dài, cần thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp. Lực kéo vừa phải sẽ không làm bạn đau.

Trường hợp khác, có thể bị đau do khí cụ gây trầy xước môi má. Nếu gặp phải vấn đề này thì nên liên lạc với bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất.

=> TẠM KẾT: Niềng răng có đau không? Niềng răng có đau! Vậy làm thế nào để giải quyết nó? Xem ngay thông tin dưới đây nhé!

4. 5 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả nhất

Một vài cách giảm đau khi niềng răng mà Nha khoa Vân Anh chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ có ích cho các đồng niềng!

4.1 Lựa chọn đồ ăn mềm trong 1 tuần đầu tiên gắn mắc cài

Chế độ ăn uống của bạn sẽ phải thay đổi hơn, thay vì nhai các đồ ăn dai, cứng thì bạn chuyển sang ăn đồ ăn mềm, dễ ăn. Như vậy để không quá khó chịu khi ăn nhai và tránh làm bong sút các mắc cài. Thậm chí trong 1 tuần đầu khi chưa kịp làm quen với niềng răng bạn nên ăn cháo, súp , ăn nhẹ nhàng để cơ thể từ từ thích ứng.  

Trong 1 tuần đầu tiên bạn nên ăn cháo, súp để giảm bớt lực nhai của răng giúp giảm ê buốt nhé

Trong 1 tuần đầu tiên bạn nên ăn cháo, súp để giảm bớt lực nhai của răng giúp giảm ê buốt nhé

4.2 Ngậm nước muối ấm giúp giảm ê buốt

Trong tuần đầu tiên, cảm giác khó chịu là nhiều nhất, bạn có thể hạn chế bằng cách ngậm nước muối ấm hoặc có thể uống thêm thuốc giảm đau (theo kê đơn của bác sĩ chỉnh nha). Tuy nhiên, cảm giác này không phải là quá khó khăn. Bằng chứng là rất nhiều bệnh nhân niềng răng tại Nha Khoa Vân Anh, bệnh nhân của chúng tôi đều đã trải qua và làm quen với chúng một cách nhanh chóng. Ngay cả các em bé 6-7 tuổi cho đến các bạn 30-35 tuổi. Vậy tại sao bạn lại phải lo lắng và sợ sệt như vậy?

4.3 1 số lưu ý trong chế độ sinh hoạt – ăn uống

  • Nên ăn thức ăn mềm, không dai, không dính, không nhai kẹo cao su, tránh ăn đồ cứng như xương, mía,… dễ gây bong mắc cài.
  • Đồ ăn nên cắt mỏng hoặc xay thành dạng lỏng, không cắn trực tiếp bằng răng cửa mà chỉ nhai bằng vùng răng hàm.
  • Vệ sinh răng miệng sau bữa ăn 30 phút để tránh tình trạng bào mòn men răng

Bạn nên hạn chế những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh tình trạng bong mắc cài và giảm áp lực lên răng

Bạn nên hạn chế những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh tình trạng bong mắc cài và giảm áp lực lên răng

4.4 Lựa chọn bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

Đây là yếu tố quan trọng nhất bởi vì chỉ có các bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm sẽ tính toán được các lực tác động lên răng 1 cách chính xác và phù hợp nhất để tạo cảm giác nhẹ nhàng và êm ái nhất cho bệnh nhân, giảm bớt khó chịu 1 cách tối đa.    Việc tác động lực sẽ kéo dài trong suốt quá trình niềng răng, chính vì thế bạn nên chủ động và cẩn thận trong việc tìm kiếm bác sĩ điều trị tốt nhất ngay từ đầu cho mình nhé!  

Nha khoa Vân Anh tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm về chỉnh nha số 1 Bắc Ninh

Nha khoa Vân Anh tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm về chỉnh nha số 1 Bắc Ninh

4.5 Lựa chọn nha khoa uy tín, đầy đủ trang thiết bị để chỉnh nha

Nha khoa mà bạn chọn có đủ các vật liệu chuyên dụng như: sáp chỉnh nha (để hạn chế việc các mắc cài cọ vào môi má), mắc cài chính hãng cũng như các khí cụ chỉnh nha khác,…. Giúp hạn chế lực ma sát giữa mắc cài với dây cung – khiến cho quá trình di chuyển răng diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.  

Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết và cụ thể về thắc mắc niềng răng có đau không cũng như gợi ý 5 cách giảm đau khi niềng răng hữu hiệu nhất. Hi vọng các bạn cảm thấy bài viết này hữu ích với bản thân mình nhé!

Thông tin liên hệ

Cảm ơn các quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Nha Khoa Vân Anh. 

Địa chỉ: 

CS1: 301 Minh Khai – Từ Sơn – Bắc Ninh

CS2: Đ.Nguyễn Quyền, P.Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Hotline: 0966.645.499 

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage: https://www.facebook.com/nrnkva/

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/nrnkva

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cảm ơn các quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Nha Khoa Vân Anh.

Hotline: 0966.645.499  0838.300.666

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamnhakhoavananh 

Youtube: https://www.youtube.com/channel/nhakhoavananh

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/nrnkva

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838.300.666