Có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai và cho con bú không?

co-nen-nho-rang-khon-khi-cho-con-bu-khong

Nhổ răng khôn khi mang bầu là một vấn đề mà rất nhiều người đang băn khoăn hiện nay. Bởi các mẹ bầu thường lo lắng việc nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi! Hay vấn đề thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trước khi quyết định nhổ răng khôn khi mang thai đừng bỏ qua những thông tin dưới đây bạn nhé!

co-nen-nho-rang-khon-khi-cho-con-bu-khong

Lời khuyên của bác sĩ có nên nhổ răng khôn khi mang bầu không?

Có bầu nhổ răng khôn được không? Nhổ răng khôn khi mang bầu không được khuyến khích bởi thế răng khá khó và dễ tác động tới các dây thần kinh.

Có bầu 7 tháng nhổ răng được không?

Răng khôn chỉ có thể nhổ bỏ từ tháng thứ 4 – 7 bởi đây là giai đoạn thai nhi đã phát triển hoàn thiện về các cơ quan trong cơ thể nên việc nhổ răng khôn không có tác động nhiều.

Lưu ý nhổ răng khôn khi mang bầu:

– 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khá nhạy cảm nên không nên nhổ răng.

– 3 tháng cuối cũng hạn chế điều trị vì 3 tháng cuối người phụ nữ khá nặng nề, nếu nhổ răng cũng cần phải ở lâu trên ghế, ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Trong trường hợp hết sức cần thiết, nếu phải nhổ răng ở 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối của thai kì phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa.

=> Tạm thời trong giai đoạn mang thai bạn nên chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt và sử dụng một số cách giảm đau tạm thời, không nên sử dụng thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chữa đau nhổ răng khôn khi mang bầu tại nhà hiệu quả

Trước khi quyết định nhổ răng khôn khi mang bầu, bạn hãy thử áp dụng một số cách chữa đau răng khôn tại nhà trước nhé! Một số cách chữa đau răng khôn cho bà bầu dưới đây đều sử dụng nguyên liệu thiên nhiên và có sẵn tại nhà và khà hiệu quả!

– Chườm đá lạnh giảm đau mọc răng khôn

Cách này không chỉ áp dụng cho bà bầu mà ngay cả người bình thường khi mọc răng khôn vẫn áp dụng cực kỳ an toàn và hiệu quả. Chườm đá lạnh sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.

Sử dụng vài viên đá lạnh, cuốn vào bên trong một chiếc khăn mềm rồi chườm lên vùng má bị sưng đau. Bất cứ lúc nào cảm thấy đau, bà bầu đều có thể áp dụng cách này.

– Súc miệng nước muối khi bà bầu mọc răng khôn

Súc miệng nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm. Vì thế, phụ nữ mang thai bị đau răng khôn có thể làm sạch miệng với nước muối. Bà bầu mọc răng khôn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày sẽ làm giảm cảm giác đau nhức.

– Đắp tỏi tươi giúp giảm đau răng khôn khi mang bầu

Trong thành phần của tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm cực tốt nên sẽ hỗ trợ bà bầu giảm đau răng khôn rất hiệu quả. Sử dụng tỏi nghiền nát trộn với ít gừng tươi băm nhuyễn sau đó ép chúng lại rồi đặt lên vùng răng khôn sưng đau.

Video: Đau răng khôn khi đang mang thai phải làm thế nào?

Người mọc răng khôn khi mang thai cần biết

Đa số răng khôn số 8 đều mọc lệch hoặc mọc ngầm vì xương hàm lúc này đã phát triển ổn định. Bởi xương hàm của chúng ta chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng đã mọc trước đó mà thôi. Chính vì vị trí đặc biệt này mà răng khôn mang lại khá nhiều phiền toái cho bệnh nhân, đôi lúc còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

Khi răng số 8 mọc trong cùng trên cung hàm nên việc vệ sinh khá khó khăn, thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh sâu răng hoặc nha chu. Không dừng lại ở đó răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh sẽ làm cho răng bị tiêu hủy, lung lay và có thể gây ra rụng răng.

Không phải trường hợp răng số 8 nào cũng cần phải nhổ bỏ nhưng đa số các bệnh nhân đều được bác sĩ khuyên nhổ bỏ, nhất là răng khôn mọc ngầm để loại trừ biến chứng và cảm giác đau nhức.

=> Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi mang thai cần hết sức thận trọng. Việc nhổ răng khôn khi mang mai nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, thăm khám kỹ lưỡng có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến thai nhi.

Đang cho con bú có nên nhổ răng khôn không?

Bên cạnh vấn đề nhổ răng khôn khi mang bầu thì việc nhổ răng khôn cho con bú cũng cần được cân nhắc! Một số trường hợp được các bác sĩ chỉ định không nên nhổ răng khôn khi mang thai và cho con bú:

– Khi bệnh nhân mắc bệnh cấp tính như viêm miệng, viêm lợi, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân răng nên đợi hết giai đoạn cấp tính thì mới nhổ. Vì các bệnh này dễ gây nhiễm trùng lan rộng, không nhổ các răng cối hàm trên.

– Khi bệnh nhân mắc các bênh như: rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị.

– Bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần và động kinh phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.

– Phụ nữ đang mang thai không nên nhổ răng nếu cần nhổ phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa.

Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước. Tuy nhiên, các thuốc gây tê để điều trị răng thì đa số chỉ có tác dụng tại chỗ. Chúng ít có ảnh hưởng lên toàn thân, do đó hầu như các thuốc gây tê tại chỗ trong điều trị răng đều an toàn cho thai nhi.

Hơn nữa, khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ chỉ gây tê ở mức tối thiểu được cho phép cho bà bầu. Các loại thuốc tê thông thường như Lindocaine, Mepivacanine, Articaine không gây hại cho thai nhi và đều có thể sử dụng với liều lượng thích hợp.

Do đó, trong trường hợp bà bầu mọc răng khôn đi khám và được yêu cầu nhổ bỏ răng khôn thì cũng không cần quá lo lắng!

Nhổ răng khôn khi mang bầu an toàn tại Nha Khoa Vân Anh – NHA KHOA NHỔ RĂNG KHÔN NHIỀU NHẤT BẮC NINH

Bởi vậy, nhổ răng khôn khi mang thai có thể được nhổ như người bình thường, tuy nhiên nhổ răng như thế nào cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên sớm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

Trong trường hợp nhất thiết cần phải nhổ bỏ răng khôn khi mang thai thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi công nghệ nhổ răng hiện đại tại nha khoa Vân Anh – Nha khoa nhổ răng khôn nhiều nhất Bắc Ninh với công nghệ sóng siêu âm sẽ đảm bảo an toàn cho mọi ca nhổ răng khôn mà hoàn toàn không gây nên biến chứng hay ê buốt quá nhiều.

Công nghệ mới không nhổ toàn bộ cả chân răng như phương pháp cũ mà tiến hành làm đứt dây chằng nha chu xung quang răng và tiến hành lấy răng ra từng phần. Chính bởi đặc điểm này mà cách nhổ răng khôn bằng máy siêu âm không tác động đến nướu nhiều, không ảnh hưởng đến xương hàm. Do đó không gây đau nhức quá nhiều cũng như ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn đến sức khỏe và thần kinh của bà bầu.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ có nên nhổ răng khôn khi mang bầu không cũng như lựa chọn phương pháp xử lý hợp lý. Nếu bạn còn băn khoăn gì cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với nha khoa Vân Anh – NHA KHOA NHỔ RĂNG KHÔN NHIỀU NHẤT BẮC NINH nhé!!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cảm ơn các quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Nha Khoa Vân Anh.

Hotline: 0966.645.499  0838.300.666

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamnhakhoavananh 

Youtube: https://www.youtube.com/channel/nhakhoavananh

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/nrnkva

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

​​
0838.300.666