So sánh mắc cài thường và tự buộc

so-sanh-mac-cai-thuong-va-mac-cai-tu-buoc

Bạn đang băn khoăn không biết giữa mắc cài thường và tự buộc nên chọn loại nào? Mắc cài tự buộc và mắc cài buộc chun (mắc cài thường) là gì? Chúng khác nhau như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến quá trình niềng răng? Trong bài viết hôm nay, bác sĩ tại Nha khoa Vân Anh – Với kinh nghiệm THÁO NIỀNG THÀNH CÔNG HƠN 5.000 CA sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về 2 loại mắc cài thường và mắc cài tự buộc nhé!

Vai trò và cấu tạo của mắc cài niềng răng

Để so sánh mắc cài thường và tự buộc thì bạn cần hiểu vai trò và cấu tạo của mắc cài trước! 

Mắc cài là gì?

Mắc cài niềng răng là khí cụ trung gian, được bác sĩ gắn trực tiếp lên răng. Sau đó, lực sẽ được tác động thông qua mắc cài để làm răng dịch chuyển về vị trí mong muốn của bác sĩ.

– Mắc cài thông thường hay còn gọi là mắc cài buộc chun.

– Mắc cài tự buộc thông minh hay còn gọi là mắc cài tự động.

Đây là cách phân chia mắc cài niềng răng dựa trên cơ chế cố định dây cung trong chỉnh nha. 

Cấu tạo của mắc cài chỉnh nha

Một mắc cài hoàn chỉnh bao gồm 3 phần là: phần đế, phần cánh và phần rãnh.

– Phần thân, đế được xử lý cơ học thuận lợi cho việc bám dính. 

– Phần cánh là đầu chờ buộc dây chun, khí cụ nếu cần. Tùy hãng sản xuất mà có loại mắc cài 3 cánh, 4 cánh hay 6 cánh… 

– Phần rãnh hay họng mắc cài là một phần cực kỳ quan trọng. Dây cung sẽ được luồn vào rãnh mắc cài và truyền thông tin sắp đều răng. Do đó, độ chính xác họng mắc cài rất quan trọng.

Vai trò của mắc cài niềng răng

Như đã đề cập ở trên, mắc cài đóng vai trò trung gian để tác động lực làm di chuyển răng về vị trí mong muốn. Do đó, cả mắc cài thường và tự buộc đều cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Phải có thiết kế chính xác từ phần đế tới rãnh nhằm hạn chế tạo ra các biến chứng khi kết thúc điều trị. 

– Gắn chắc chắn trên răng nhưng cũng phải tháo ra dễ dàng. 

– Mắc cài chỉnh nha phải tạo thuận lợi cho nha sĩ thao tác cũng như trải nghiệm bệnh nhân.

So sánh mắc cài thường và tự buộc: loại nào phù hợp với bạn?

Để tìm ra loại mắc cài phù hợp nhất với bạn giữa mắc cài thường và tự buộc, bạn hãy cùng nha khoa Vân Anh so sánh ưu – nhược điểm của từng loại dựa trên các phương diện khác nhau nhé!

Cấu tạo của mắc cài thường và tự buộc

mac-cai-thuong
Mắc cài buộc chun

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của cả 2 loại mắc cài buộc chun và mắc cài tự buộc nhé. Cả 2 loại mắc cài đều gồm những thành phần giống nhau đó là: thân, đế mắc cài, cánh mắc cài và rãnh mắc cài.

– Mắc cài buộc chun

Với mắc cài thường sẽ phải dùng chun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. 

– Mắc cài tự buộc 

Mắc cài tự buộc là gì? Là có cấu tạo nắp trượt liền trong thân mắc cài để cố định dây cung nên không cần dùng đến chun buộc mắc cài. 

=> Vậy cấu tạo khác nhau như thế sẽ có ảnh hưởng gì đến quá trình niềng răng?

Xem thêm: Niềng răng mắc cài tự buộc có tốt không? Địa chỉ niềng răng mắc cài tự buộc uy tín? 

So sánh lực tác động giữa mắc cài thường và mắc cài tự động

– Mắc cài thường

Khi sử dụng thun buộc mắc cài để cố định răng thì chun sẽ tạo ra 1 lực ma sát tác động lên dây cung. Lực ma sát ấy có thể sẽ gây tuột dây cung hoặc gây đau cho bệnh nhân khi tác động lực kéo răng. 

Ngoài ra, việc sử dụng chun buộc để cố định dây cung, sau 1 thời gian thì tác dụng giữ sẽ không được như lúc đầu do chun buộc bị dãn. 

– Mắc cài tự động

Với mắc cài tự buộc thì khi đi dây xong bác sĩ sẽ đóng nắp mắc cài lại. Dây cung sẽ nằm hoàn toàn trong rãnh mắc cài mà không bị tác động thêm lực nào khác. Do đó, răng sẽ dễ dàng di chuyển hơn, bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn.

Do không chịu sự ảnh hưởng của chun buộc nên lực kéo của mắc cài tự buộc  sẽ ổn định hơn, đảm bảo hiệu quả cũng như thời gian chỉnh nha theo đúng mong muốn. 

Đặc biệt nữa, với một số trường hợp răng cần nong rộng cung hàm, tạo chỗ làm đều răng thì mắc cài tự buộc sẽ tối ưu hơn trong việc nong hàm.

mac-cai-tu-buoc
Mắc cài tự buộc

Mức độ tiện lợi khi sử dụng

– Mắc cài thường

Do chun có độ đàn hồi cố định nên sau 1 khoảng thời gian, chun dãn ra, giảm tác dụng buộc giữ dây cung. Đây là sẽ lúc bạn phải tới gặp bác sĩ để thay chun. 

– Mắc cài tự buộc

Với mắc cài tự buộc thì thời gian đến gặp bác sĩ sẽ thưa hơn, vì không bị phụ thuộc vào lực giữ của chun. Đồng thời, thời gian mỗi buổi tới gặp bác sĩ sẽ ngắn hơn.

Do đó, các thao tác cần làm trên mắc cài tự buộc được giảm thiểu hơn so với trên mắc cài buộc chun. Vậy nên mắc cài tự động sẽ phù hợp với những người ở xa, không phải đi lại nhiều, thời gian giữa các lần hẹn cách xa nhau hơn.

Vệ sinh răng miệng

Tiếp theo là về vấn đề vệ sinh của 2 loại mắc cài. 

– Với mắc cài buộc chun

Khi ăn uống, những thức ăn có màu dễ gây đổi màu chun (nếu là chun trong suốt). Đồng thời, chun buộc cũng sẽ dễ bị mắc thức ăn và khó vệ sinh hơn.

– Với mắc cài tự động

Với mắc cài tự buộc sẽ dễ dàng để làm sạch hơn do có cấu tạo nguyên khối (nắp dính liền mắc cài). Mắc cài tự buộc làm giảm tích tụ mảng bám, giảm nguy cơ viêm lợi, sâu răng hay hôi miệng cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, với những bạn nhỏ hoặc những bạn ưa thích màu sắc thì hoàn toàn có thể ưu tiên chọn mắc cài buộc chun hơn. Vì bạn có thể lựa chọn những chiếc chun màu sắc để buộc lên mắc cài, như 1 thứ “trang sức” vậy, nó sẽ làm bạn cảm thấy hào hứng hơn với trải nghiệm niềng răng!
mac-cai-chun-mau-sac

Nếu bạn đang muốn niềng răng, đừng bỏ qua bài viết: 5 điều cần biết trước khi niềng răng

Chi phí cho từng loại mắc cài

Cuối cùng, vậy mắc cài tự buộc giá bao nhiêu? Và mắc cài buộc chun giá bao nhiêu?

Do cấu tạo phức tạp cùng những lợi ích mà mắc cài buộc chun đem lại, thì chi phí niềng răng của mắc cài buộc chun sẽ rẻ hơn chi phí niềng răng bằng mắc cài tự buộc. 

Xem ngay: Bảng giá các loại mắc cài 2023

KẾT LUẬN:

Lời khuyên dành cho các bạn đó là: Trong niềng răng, mắc cài chỉ là phương tiện để tác dụng lực lên răng, nó không quyết định tới kết quả cuối cùng. Việc bạn lựa chọn loại mắc cài nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bạn. Vậy nên hãy cân nhắc về nhu cầu sử dụng cũng như kinh phí mà bạn có thể chi trả để lựa chọn loại mắc cài phù hợp nhé!

Trên đây là những chia sẻ và phân tích về ưu – nhược điểm của 2 loại mắc cài thường và tự buộc. Hy vọng rằng những bạn đang còn phân vân sẽ đưa ra được quyết định của mình xem nên chọn loại mắc cài nào cho phù hợp với mong muốn, sở thích cũng như điều kiện kinh tế của các bạn. 

Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ với Nha khoa Vân Anh để được giải đáp. Với kinh nghiệm THÁO NIỀNG THÀNH CÔNG HƠN 5.000 CA, bác sĩ tại Nha khoa Vân Anh sẽ tư vấn KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CÁ NHÂN HÓA của riêng bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline: 0838.300.666

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamnhakhoavananh

Youtube: https://www.youtube.com/nhakhoavananh

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹnm.me/phongkhamnhakhoavananh

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

​​
0838.300.666