Mất răng hàm có gây hóp má không?

Mất răng hàm làm giảm khả năng ăn nhai

Mất răng hàm là bệnh lý khá phổ biến ở người dân Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa quan tâm đến sức khỏe răng miệng nên nhiều người nghĩ việc mất răng hàm sẽ khônng sao, cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu xem mất răng hàm có tác hại gì, và mất răng hàm có gây hóp má không trong bài viết hôm nay nhé!!

Răng hàm là răng gì?

Răng là một trong những bộ phận khỏe nhất của cơ thể. Chúng được tạo ra từ các protein như collagen và các khoáng chất như canxi. Ngoài việc giúp bạn nhai kỹ ngay cả những thức ăn khó nhất, răng có vai trò giúp bạn nói chuyện được dễ dàng.

Hầu hết người lớn có 28 – 32 răng, được gọi là răng vĩnh viễn. Trong đó, có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8-12 răng hàm lớn (bao gồm cả răng khôn)

ran-ham-la-gi

Thông thường, khi nhắc đến răng hàm thì ta thường hiểu là răng hàm lớn. Chúng được gọi là răng số 6, 7 và 8 là các răng có kích thước mặt nhai lớn, mọc ở phía trong cùng ở mỗi cung hàm. Răng hàm là những chiếc răng lớn và khỏe nhất của bạn. Do có diện tích bề mặt lớn giúp bạn dễ dàng nghiền nhỏ thức ăn. Khi ăn, lưỡi bạn sẽ đẩy thức ăn ra phía sau miệng. Sau đó, răng hàm của bạn chia nhỏ thức ăn thành những miếng nhỏ, đủ để bạn nuốt được.

Răng hàm còn bao gồm 4 răng khôn. Răng khôn thường mọc cuối cùng khi bạn từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chỗ trong miệng cho nhóm răng số 8 mọc. Đôi khi, răng khôn vị va chạm kẹt dưới nướu. Nếu không có chỗ mọc răng khôn, bạn sẽ phải nhổ bỏ chúng. Ngoài a, răng khôn được cho là răng thừa, khó vệ sinh nên được các bác sĩ khuyên nhổ.

Tìm hiểu thêm về răng khôn trong bài viết: Răng khôn là gì? Có nên nhổ răng không không?

Vậy, bạn đã xác định được vị trí răng hàm rồi. Bạn có đang bị mất răng hàm và lo lắng “Mất răng hàm có gây hóp má không?”. Tìm hiểu trong phần tiếp theo

Mất răng hàm có gây hóp má không?

Mất răng hàm có gây hóp má không? Câu trả lời là CÓ. Nhiều bạn nghĩ răng hàm ở phía trong, nếu mất cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên chủ quan bỏ qua. Thế nhưng đây là một sai lầm. Nếu tình trạng răng hàm mất quá lâu, gây tiêu xương và má của bạn sẽ bị hóp lại. Mất răng hàm hoàn toàn ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, khiến bạn bị lão hóa trước tuổi như da chảy xệ, hóp má…

Nguyên nhân là mất răng làm mất ổn định của toàn bộ cấu trúc xương hàm. Với ổ chân răng trống, không gian được tạo ra, cho phép các răng dịch chuyển. Các ổ trống cũng làm suy yếu mô xương, cuối cùng dẫn đến các mô xương bị phá vỡ và hao mòn.

qua-trinh-tieu-xuong

Mất răng ở tuổi trưởng thành có thể làm thay đổi đáng kể gương mặt của một người. Da chảy xệ, hóp má gây lão hóa sớm và ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân. Theo nghiên cứu khi mất răng quá lâu và đến khoảng 45 tuổi, những thay đổi trong cấu trúc gương mặt đã có thể thấy rõ như hóp má. Đến 60 tuổi, má và môi mất đi sự nâng đỡ, dẫn đến lão hóa. Quá trình này tiếp tục nếu răng đã mất không được thay thế, phần lớn cấu trúc của gương mặt người đó sẽ mất đí.

Ngoài ra, khi mất răng khiến chúng ta ăn nhai khó khăn, sức nhai yếu đi rất nhiều. Nếu xương không được kích thích liên tục (như nhai), xương trong hàm của chúng ta có thể bị tiêu dần. Cuối cùng, xương có thể bị mất khối lượng, chiều rộng và chiều cao. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chiều rộng của xương sẽ bị giảm 25% trong năm đầu tiên khi mất răng, và chiều cao tổng thể giảm 4m, trong vài năm tiếp theo.

Khi xương tiêu và nhỏ đi, lớp xương tiếp theo bắt đầu “hấp thụ lại”. Do đó, phần dưới của khuôn mặt bắt đầu xẹp xuống, hóp má.

Mất răng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng 
Mất răng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với răng hàm số 6 hoặc số 7. Với răng số 8 được coi là răng thừa, khi nhổ bỏ sẽ không gây hiện tượng hóp má. Nguyên nhân là do răng số 8 không có chức năng ăn nhai, nên nếu mấy đi không ảnh hưởng đến lực ăn nhai quá nhiều.

Những hậu quả khác khi mất răng hàm

Không chỉ gây tiêu xương, hóp má, mất răng hàm còn để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

Giảm khả năng ăn nhai

Răng số 6 và số 7 đảm bảo chức ăn nghiền nhỏ thức ăn trước khi thức ăn được nuốt xuống dạ dày. Nếu răng hàm bị mất, sức nhai của răng bị giảm đi. Việc nhai thức ăn sẽ khó khăn hơn và không hiệu quả như bình thường.

Giảm khả năng ăn nhai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Khi bị mất răng, bệnh nhân không thể ăn uống đủ chất do nghiền nhỏ khó khăn. Nếu không có hàm răng khỏe mạnh, nhiều người chỉ có thể ăn những thức ăn mềm.

Răng bị dịch chuyển

Một trong những hậu quả nghiêm trọng khi mất răng hàm là răng bị dịch chuyển làm sai lệch khớp cắn. Khi một răng bị mất, các răng liền kề sẽ dần ngả vào khoảng trống đó. Các răng ở cung hàm đối diện không có điểm tiếp khớp, dần mọc trồi quá mức chiếm lấn vào khoảng trống mất răng.

Răng dịch chuyến làm cho 2 hàm bị sai lệch. Nếu tình trạng mất răng càng lâu, thì sự sai lệch khớp cắn ngày càng nghiêm trọng.

5 hậu quả khi mất răng 2

Khó vệ sinh răng miệng

Răng bị mất khiến vệ sinh răng miệng vùng răng mất khó khăn hơn. Các răng liền kề sẽ có góc khuất, không thể đưa dụng cụ làm sạch vào.

Cách khắc phục tình trạng mất răng hàm

Trước những tác hại tiêu cực của việc mất răng, việc phục hồi răng đã mất là vô cùng cần thiết. Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến là trồng răng implant và làm cầu răng sứ

Trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp đặt chân răng nhân tạo trong xương hàm của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên chân răng nhân tạo đó giúp phục hình răng đã mất.

Trồng răng toàn hàm Implant là phương pháp gì? 3

Nếu bạn chưa nghe về phương pháp này, hãy tìm hiểu trong bài viết: Trồng implant là gì? Những điều cần biết khi trồng răng implant

Chân răng nhân tạo được làm bằng titan, khi cấy ghép vào xương sẽ tích hợp, liên kết với xương. Do đó, chân răng implant hoạt động như một chân răng  tự nhiên. Nhờ có chân răng nhân tạo, cấu trúc của khuôn hàm và khuôn mặt được giữ ổn định. Bạn sẽ có một hàm răng chắc chắn, khỏe mạnh giúp ăn nhai dễ dàng, phát triển cơ và ngăn ngừa chảy xệ.

Để thực hiện phương pháp này, vùng răng mất sẽ cần có đủ xương để nâng đỡ, mô xung quanh cần khỏe mạnh và sức khỏe của bệnh nhân phải đảm bảo. Trồng răng implant phù hợp với hầu hết những người trưởng thành, nhưng nếu bạn có bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp… thì sẽ cần chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong quá trình diễn ra phẫu thuật.

Nếu răng mất để quá lâu và xương bị tiêu đi, bác sĩ sẽ cần phải ghép thêm xương để đủ xương trồng trụ implant.

Làm cầu răng sứ

Phương pháp này là phương pháp dùng 2 răng liền kề răng mất làm trụ nâng đỡ cho răng bị mất ở giữa.

Cầu răng sứ
Cầu răng sứ

Khi lựa chọn phương pháp này, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng bệnh cạnh để chụp cầu 3 răng sứ lên trên. Hai răng liền kề cũng yêu cầu phải khỏe mạnh để nâng đỡ và chịu lực cắn của 3 răng. Khi quá tải lực nhai, dần dần 2 răng liền kề có thể bị hỏng, và bạn phải tiếp tục mài 2 răng liền kề để mở rộng cầu răng ra.

Ngoài ra, xương ở vị trí răng mất cũng sẽ tiêu dần do vẫn còn khoảng trống trong khung hàm. Phần nướu lõm dần xuống, tạo khe hở giữa răng và nướu có thể làm giắt thức ăn, khó vệ sinh…

Do ảnh hưởng đến răng thật và không phục hồi khả năng ăn nhai cũng như chức năng của răng một cách tối ưu, nên phương pháp này đã không còn phổ biến nữa.

Hy vọng bài viết này không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi “Mất răng hàm có bị hóp má không?”, mà còn cung cấp cho bạn nhiều kiến thức và hiểu tầm quan trọng của răng hàm. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp MIỄN PHÍ!!

Thông tin liên hệ 

Hotline: 0966.645.499

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamnhakhoavananh/

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/implant.nkva

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

​​
0838.300.666