ĐẮNG MIỆNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng bị đắng miệng mà không rõ nguyên nhân? Hãy cùng Nha khoa Vân Anh giải mã nguyên nhân tại sao miệng đắng và giải pháp cho tình trạng đắng trong miệng nhé!

Các nguyên nhân gây đắng miệng

Vị giác có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tô như vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, mang thai… Tình trạng miệng bị đắng có thể khiến bạn ăn không ngon, ảnh hưởng đến tâm trạng trong ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến miệng đắng thường gặp:

  • Bị đắng miệng khi ngủ dậy

dang-mieng-khi-gu-day
Đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng nhiều người gặp phải

Nhiều người gặp tình trạng miệng bị đắng khi mới ngủ dậy. Đây có thể là hậu quả của các bệnh lý thông thường như sốt, cảm lạnh, người ốm yếu, sút cân hay các vấn đề về nha chu. Miệng đắng khi ngủ dậy báo hiệu bạn sắp bị ốm, cơ thể mệt mỏi, cần được bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Bị đắng miệng kéo dài do tổn thương dây thần kinh

Có thể bạn chưa biết, miệng đắng có thể do tổn thương thần kinh. Khi dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường, miệng bạn sẽ có cảm giác đắng kéo dài.

Dây thần kinh bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân như: u não, động kinh, đa xơ cứng, mất trí nhớ,…. Các dây thần kinh này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh vị giác, gây rối loạn vị giác và gây ra vị đắng trong miệng. Vì vậy, khi tình trạng miệng đắng xảy ra thường xuyên, hãy đi kiểm tra sức khỏe nhé.

  • Bị đắng miệng do sốt xuất huyết 

Tình trạng đắng trong miệng còn có thể xảy ra khi bạn bị sốt, hay chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, lạnh run và có những nốt đỏ trên da. Nếu gặp tình trạng đó, có thể bạn đã bị sốt xuất huyết rồi đó.

  • Bị đắng miệng về đêm do căng thẳng

Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn khiến miệng bị đắng, Khi tình trạng căng thẳng quá mức và kéo dài sẽ làm kích thích phản ứng trong cơ thể. Bệnh nhân có thể bị thay đổi vị giác gây miệng đắng và khô đó.

  • Bị đắng miệng do các vấn đề về tiêu hóa

Ruột và dạ dày của cơ thể được kết nối với miệng. Do vậy, khi bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng sẽ phản ánh qua khoang miệng. Nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng thẳng và có cảm giác đắng trong miệng.

dang-mieng-do-cac-van-de-ve-tieu-hoa
Đắng miệng do các vấn đề về tiêu hóa

Khi bị trào ngược dạ dày, axit trào ngược kích thích thực quản, tạo cảm giác khó chịu và gây ra mùi hôi, vị đắng trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày thực quản có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Vậy bạn đã biết được là mình thuộc trường hợp nào chưa?

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đắng trong miệng, bạn đã thấy những dấu hiệu của bản thân chưa? Nha Khoa Vân Anh sẽ gửi đến bạn một số giải pháp để điều trị dứt điểm tình trạng này nhé!

  • Bạn cần vệ sinh răng miệng khoa học:

 Bạn hãy đánh răng kỹ càng ít nhất 2 lần/ngày. Súc miệng với nước súc miệng không chứa cồn sau khi đánh răng. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn uống là những bước cơ bản trong chu trình chăm sóc răng miệng hằng ngày.

  • Bạn cần lấy cao răng thường xuyên:

Bạn biết không, cao răng, mảng bám là nơi cư trú của vi khuẩn gây hàng loạt bệnh lý răng miệng. Vì vậy, để tránh tình trạng miệng đắng do các bệnh nha chu, bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 3 tháng/lần nhé.

Xem thêm: Lấy cao răng có tốt không? Có làm trắng răng được không?

  • Bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống tốt: 

Tức là bạn không nên để bản thân quá đói hoặc quá no làm dạ dày phải tiết nhiều dịch axit hoặc làm tổn thương dạ dày, mật, gan,… khiến bạn bị đắng miệng.

  • Bạn cần sử dụng thuốc đúng cách

Hãy nhớ rằng không nên tự ý mua các loại thuốc gây đắng miệng và đặc biệt nên đọc kỹ tác dụng phụ hoặc chống chỉ định với những người dị ứng với thành phần của thuốc.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi tại sao miệng đắng và các cách điều trị đắng miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề Răng – Hàm – Mặt, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ! tron

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN






    Liên hệ


    Facebook


    Youtube


    Phone

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ​​
    0838.300.666