Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu, viêm nướu… Hôm nay, hãy cùng Nha khoa Vân Anh tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm triệu chứng này nhé!

chay-mau-chan-rang
Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng thông thường là một triệu chứng ở nướu có thể do chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Nướu khỏe mạnh thường hồng hào, săn chắc, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ tay đánh răng và nướu hơi mạnh so với bình thường.

Vây nên khi nướu bị chảy máu tự nhiên hoặc với lực tác động rất nhẹ như: chảy máu chân răng khi đánh răng bằng bàn chải mềm, dùng chỉ nha khoa đúng cách thì chắc chắn đó là một biểu hiện bệnh ở nướu, hoặc xa hơn là bệnh của mô quanh răng (bệnh nha chu). Ngoài chảy máu, người bệnh có thể gặp một số tình trạng khác đi kèm như hôi miệng, sưng nướu…

Đa số người bệnh khi tự nhiên chảy máu răng sẽ thường nghĩ là mình thiếu vitamin C và tự ý bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu muốn chữa khỏi tình trạng chân răng bị chảy máu thì bạn cần phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị vì thiếu vitamin C chỉ là một trong số các nguyên nhân hiếm gặp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.

  • Nguyên nhân chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do bàn chải đánh răng thô cứng

Đánh răng bị chảy máu là do đâu? Nhiều người đánh răng bị chảy máu ở chân răng là do bàn chải đánh răng. Nếu bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng thì bạn nên đổi loại bàn chải tốt hơn để tránh bị khi đánh răng. Ưu tiên chọn mua và dùng loại bàn chải có đầu lông mềm, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu khi đánh răng. Bạn cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh quá cũng sẽ dễ gây tổn thương đến nướu và tự làm chân răng chảy máu, vậy nên cần thay đổi thói quen không tốt này.

Viêm nha chu

Răng được giữ chắc chắn trong xương hàm nhờ tổ chức xung quanh răng gọi là “nha chu”. Viêm nha chu được coi như một “sát thủ” cướp mất răng thầm lặng bởi nó diễn ra rất âm thầm, ít đau răng, và dẫn đến rụng răng ở giai đoạn cuối.  Một triệu chứng điển hình của viêm nha chu chính là chảy máu ở chân răng do vôi đóng quanh răng, gây viêm.

tinh-trang-nuou-dan-den-chay-mau-chan-rang
Viêm nướu, viêm nha chu là nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng

Viêm nướu

Răng được bảo vệ và giữ chắc chắn bởi nướu hay còn gọi là lợi. Bệnh viêm nướu răng (hay còn gọi là viêm lợi) là tình trạng xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu chân răng. Viêm nướu thường xảy ra do không giữ gìn vệ sinh răng miệng, cao răng và mảng bám kéo dài dẫn đến viêm lợi và có thể kèm theo hôi miệng.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Chân răng bị chảy máu cũng là dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn của bạn đang thiếu dinh dưỡng. Hay bị chảy máu chân răng phần lớn do cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin C, vitamin K – đây là những vitamin rất cần thiết cho việc đông máu.

  • Vitamin C tham gia tổng hợp collagen – một thành phần cấu tạo của thành mạch máu. Khi thiếu hụt vitamin C, quá trình sản sinh collagen của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến mạch máu kém bền chắc, dễ bị tổn thương. Hậu quả là dễ bị chảy máu.
  • Vitamin K là thành phần quan trọng đối với quá trình đông máu của cơ thể. Bên cạnh đó vi chất này cũng giúp bảo tồn lượng máu, tránh hiện tượng mất nhiều máu khi bị thương. Khi cơ thể không có đủ vitamin K, máu sẽ bị loãng và trở nên khó đông hơn. Đây là lý do mà chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng làm cho chân răng bạn chảy máu không ngừng.

Ngoài ra, một số thành phần trong thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày có thể gây kích ứng nướu và khiến chúng chảy máu. Vì vậy, bạn nên nghĩ đến những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn. 

Hút thuốc lá quá nhiều

Bị chảy máu ở chân răng có thể do thuốc lá. Những người thường xuyên hút thuốc thường có nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá bên cạnh gây mùi khó chịu còn tạo yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh nha chu do làm giảm lượng máu đến nuôi các mô xung quanh răng, trong đó có nướu.

  • Cách chữa chảy máu chân răng

Đôi khi chỉ cần thay đổi một số thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là có thể giúp bạn chữa dứt điểm tình trạng chân răng chảy máu. Dưới đây là một cách bạn có thể tham khảo nhé:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để có hàm răng khỏe, bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách. Hãy nhớ phải đánh răng 2 lần mỗi ngày là đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Khi đánh răng, bạn cần lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật như đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, hoặc đánh xoay tròn ,dùng bàn chải mềm và không đánh răng quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc nướu dẫn đến chảy máu.

Xem thêm: 8 bước đánh răng đúng cách để răng luôn sạch sẽ chắc khoe

Ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn nên đến nha khoa lấy cao răng và kiểm tra sức khoẻ răng 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn.

Bổ sung các chất cần thiết

Như đã nói ở trên, chảy máu ở chân răng còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu một số chất như Vitamin C, Vitamin K, Cãnxi,….

Vitamin C có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương, thường có trong các loại trái cây như cam, bưởi, chanh. Vitamin K giúp hạn chế chảy máu chân răng, có thể bổ sung bằng cách ăn chuối hay củ cải.

thuc-pham-bo-sung-vitamin-C
Những thực phẩm bổ sung Vitamin C

Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá cũng đều giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh vì chất xơ trong rau củ có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt nướu tương tự như khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn hạn chế tình trạng chảy máu ở chân răng mà còn giúp phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Hãy nhìn lại những tác hai mà thuốc lá gây ra để làm động lực từ bỏ.

Sử dụng thuốc điều trị

Một cách hữu hiệu để chấm dứt tình trạng chân răng bị chảy máu là sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ thường lấy cao răng và giúp khôi phục lại nướu kèm theo 1 số loại nước súc miệng thông thường hoặc đặc trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu vẫn không được tiến triển tốt thì bạn sẽ được kê thêm thuốc đặc trị cho bệnh về nướu. Một số kháng sinh có thể kể đến là: Amoxicillin, Tetracycline, Metronidazole, Penicillin… Tùy theo nguyên nhân mà bác sỹ sẽ kê các loại thuốc phù hợp.

Bạn có thể ngăn ngừa viêm nướu bằng những cách như đánh răng, dùng chỉ nha khoa đúng cách, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng và đi khám răng định kỳ. Hơn nữa, dù bạn có điều trị chảy máu chân răng bằng thuốc hay không thì cũng đừng quá căng thẳng để giúp bệnh nhanh lành hơn nhé!

Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ với Nha khoa Vân Anh để được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên gia hơn 13 năm kinh nghiệm.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN






    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ​​
    0838.300.666